Câu hỏi:
06/12/2024 133Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?
A. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô.
B. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
C. Tất cả đều đúng.
D. Lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô.
Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, gây Chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu chống chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trải qua các đời Tổng thống, mục tiêu này vẫn được quán triệt nghiêm túc và thực thi một cách rõ ràng với hàng loạt các hành động như: tiến hành chiến tranh Đông Dương, chạy đua vũ trang can thiệp vào Cu Ba và các nước xã hội chủ nghĩa...Mặc dù, Mĩ đã thất bại trước phong trào cách mạng ở nhiều quốc gia nhưng Mĩ lại thành công trong việc Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô. Và như vậy, trong một chừng mực nào đó Mĩ đã thực hiện
→ A đúng.B,C,D sai.
* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.
1. kinh tế :
a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:
+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.
+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…
⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:
1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…
4– Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.
5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
2. Khoa học kỹ thuật:
- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…
3. Chính trị - xã hội.
a. Chính sách đối nội:
- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...
- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...
b. Chính sách đối ngoại:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...
- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:
+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới ( ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn
Câu 2:
Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?
Câu 4:
Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là
Câu 5:
Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
Câu 6:
Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với
Câu 7:
Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?
Câu 8:
Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 10:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là
Câu 11:
Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 12:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa
Câu 13:
Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?
Câu 14:
Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?