Câu hỏi:

31/07/2024 2,637

Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn

A. phát triển ổn định.

B. suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định.

Đáp án chính xác

C. phục hồi sau khủng hoảng.

D. bị thiệt nặng nề do hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là :B

Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định.

Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh.

→ A sai

Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn. – Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%. – Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

→ C sai

Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, năm 1973, nhiều nước Tây Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng… kéo dài đến thập kỷ 90. Giai đoạn này, tình trạng phân hóa giàu, nghèo ở Tây Âu ngày càng lớn dẫn đến tình trạng bất ổn như tệ nạn maphia ở Italia,sau giai đoạn này đến giai đoạn bị thiệt nặng nề do hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

→ D sai

Tây Âu từ nhũng năm 1945 đến năm 1950

1. kinh tế:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá, sản xuất bị suy giảm.

- Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác san” => đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi.

2. Chính trị.

a. Chính sách đối đội:

- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.

- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế.

b. Chính sách đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ (ví dụ: Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại Inđônêxia,...).

II. TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN 1973

1. Kinh tế:

- Từ 1950 - 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. Đến đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Tây Âu.

1 - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

2 - Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.

3 - Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như:

+ Nguồn viện trợ của Mỹ.

+ Nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba.

+ Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC,…

2. Chính trị:

a. Chính sách đối nội: từ năm 1950 – 1973 các nước Tây Âu tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản, tuy nhiên, tại một số quốc gia cũng có sự biến dộng trong đời sống chính trị.

b. Chính sách đối ngoại:

- Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).

- Từ năm 1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

1. Kinh tế:

- Tác động cuat cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) ⇒ từ 1973 – 1991, kinh tế Tây Âu lâm vào khủng hoảng, suy thoái và không ổn định.

- Gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới (NIC).

- Quá trình nhất thể hóa Tây Âu gặp nhiều khó khăn và trở ngại.

2. Chính trị

a. Đối nội:

- Tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Chế độ tư bản chủ nghĩa bộc lộ nhiều mặt trái (ví dụ: tình trạng phân hóa giàu nghèo,...)

b. Đối ngoại:

- Tháng 11/1972, Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức được kí kết => làm dịu đi sự căng thẳng trong quan hệ đối ngoại ở châu Âu.

- Năm 1975, các nước châu Âu kí kết Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác.

- Tháng 11/1989, Bức tường Béc-lin bị phá bỏ, tới 3/10/1990, nước Đức tái thống nhất.

Bức tường Béc-lin bị phá bỏ (tháng 11/1989) IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

1. kinh tế

- Từ năm 1994, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển.

- Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (GDP chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới).

2. Chính trị

a. Đối nội: tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định.

b. Đối ngoại: có sự điều chỉnh quan trọng:

- Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

- Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 7: Tây Âu

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?

Xem đáp án » 08/11/2024 2,137

Câu 2:

"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

Xem đáp án » 24/09/2024 427

Câu 3:

Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là

Xem đáp án » 10/08/2024 411

Câu 4:

Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?

Xem đáp án » 18/07/2024 394

Câu 5:

Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với

Xem đáp án » 02/11/2024 246

Câu 6:

Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 238

Câu 7:

Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới 

Xem đáp án » 19/07/2024 224

Câu 8:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án » 28/09/2024 189

Câu 9:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là

Xem đáp án » 23/07/2024 166

Câu 10:

Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 20/07/2024 135

Câu 11:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa

Xem đáp án » 16/07/2024 128

Câu 12:

Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?

Xem đáp án » 20/07/2024 127

Câu 13:

Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?

Xem đáp án » 18/07/2024 127

Câu 14:

Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết vào thời gian nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 123

Câu 15:

Khối quân sự NATO là tên viết tắt của

Xem đáp án » 23/07/2024 123

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »