Câu hỏi:
10/08/2024 407Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là
A. thiết lập mối quan hệ thông thương kinh tế.
B. đồng minh thân thiện.
C. độc lập về chính trị và không thiết lập bất cứ mối quan hệ nào.
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế của các nước Tây Âu kể cả các nước bại trận và thắng trận. Theo quy định của hội nghị Ianta, vùng Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai thuộc phạm vi cai quản của Mĩ. Lúc này, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và nguy cơ " Tây Âu bị cộng sản thôn tính " đang đến gần, Mĩ đã nhanh tay phát động chiến tranh lạnh để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng việc các nước Tây Âu đang cần vốn để phát triển kinh tế Mĩ đã thông qua kế hoạch Mác - san viện trợ cho các nước Tây Âu từ đó lôi kéo họ vào các mưu đồ quân sự. Vì thế mối quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới hai là Các nước Tây Âu phải liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D đúng
- A sai vì chủ yếu tập trung vào việc nhận viện trợ và hỗ trợ phục hồi sau chiến tranh, chứ không phải là thiết lập mối quan hệ thông thương kinh tế.
- B sai vì chủ yếu tập trung vào việc nhận viện trợ và hợp tác phục hồi kinh tế, hơn là xây dựng liên minh thân thiện.
- C sai vì chủ yếu tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác với Mỹ để phục hồi sau chiến tranh và ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên Xô, thay vì duy trì độc lập chính trị và không thiết lập mối quan hệ nào.
*) Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
1. Kinh tế:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Tây Âu bị tổn thất nặng, nhiều thành phố, nhà máy bị tàn phá, sản xuất bị suy giảm.
- Với sự cố gắng của từng nước và viện trợ Mỹ qua “Kế hoạch Mác san” => đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi.
2. Chính trị.
a. Chính sách đối đội:
- Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản.
- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế.
b. Chính sách đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ (ví dụ: Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại Inđônêxia,...).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn
Câu 2:
Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?
Câu 4:
Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
Câu 5:
Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với
Câu 6:
Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?
Câu 7:
Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới
Câu 8:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 9:
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là
Câu 10:
Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa
Câu 12:
Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?
Câu 13:
Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?