Câu hỏi:
19/01/2025 8Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào
A. độ cao, độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó
B. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó
C. độ to nhỏ của mặt trời tại địa phương đó
D. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
* Lời giải:
Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, vì vậy các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
* Phương pháp giải:
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau..
* Lý thuyết nắm thêm
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT
- Nguồn gốc hình thành hệ Mặt Trời: thiên thể trong hệ Mặt Trời hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm. Ở trung tâm có khối lượng bụi lớn, nhiệt độ tăng lên rất cao có các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời
- Nguồn gốc hình thành Trái Đất: những vành xoắn ốc ở phía ngoài kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất. Sự tăng nhiệt làm nóng chảy vật chất ở bên trong lòng trái đất và sắp xếp thành các lớp: nhân, bao man-ti và vỏ Trái Đất.
Đặc điểm vỏ Trái Đất
- Trái Đất có cấu trúc gồm ba lớp: vỏ, man-ti và nhân.
- Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng, độ dày từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa. Trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích, ở giữa là tầng đá granit làm thành nền của các lục địa. Dưới tầng granit là tầng badan thường lộ ra dưới đáy đại dương
- Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại đương.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
2. Giờ trên Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau..
- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Số thứ tự các múi giờ được đánh từ kinh tuyến gốc sang phía đông.
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ không hoàn toàn chạy dọc theo kinh tuyến mà thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.
- Quy định lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ tây sang đông, qua kinh tuyến 180o thì lùi 1 ngày lịch; đi từ đông sang tây, qua kinh tuyến 180o thì tăng 1 ngày lịch.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Trái đất, thuyết kiến tạo mảng
TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 2 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Trái Đất
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 7:
Tính độ dài đoạn thẳng AB biết rằng I là trung điểm của đoạn thẳng AB và AI = 8 cm.
Câu 8:
Cho khối đa diện đều loại {3;4}. Tổng các góc phẳng tại một đỉnh của khối đa điện đó bằng
Câu 9:
Cho khối chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có thể tích V. Mệnh đề nào sau đây đúng?
Câu 10:
Cho mặt cầu bán kính R ngoại tiếp một hình lập phương cạnh a. Mệnh đề nào dưới đây đúng ?
Câu 11:
Tính thể tích V của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a.
Câu 12:
Cho hàm số . Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số có cực đại mà không có cực tiểu
Câu 13:
Một tập hợp các ký hiệu và những quy tắc dùng để biểu diễn và tính toán giá trị các số được gọi là?