Bố cục Trở gió hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Trở gió Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Trở gió từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 4,520 16/10/2023
Tải về


Bố cục Trở gió - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Bài giảng Ngữ văn 7 Trở gió - Kết nối tri thức

A. Bố cục Trở gió

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

B. Nội dung chính Trở gió

Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, mùi vị quê hương chỉ có ở nơi quê nhà Nam Bộ mới có.

C. Tóm tắt Trở gió

Tóm tắt Trở gió (mẫu 1)

Đoạn trích là cuộc hẹn của nhân vật “tôi” cùng với những cơn gió chướng. Đối với tác giả, mỗi lần mùa gió về, tâm trạng của “tôi” lại lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa không rõ ràng. Mặc dù nuối tiếc vì thời gian trôi gấp gáp với nhiều chuyện chưa thể thực hiện, nhưng nhân vật “tôi” vẫn mong gió chướng về, bởi những cơn gió này đã trở thành một phần của cuộc sống, của những kí ức tươi đẹp nơi quê nhà.

Tóm tắt Trở gió (mẫu 2)

Đoạn trích là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà.

D. Tác giả, tác phẩm Trở gió

I. Tác giả

Trở gió - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tác giả :Nguyễn Ngọc Tư ( 1976)

- Quê quán: Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp chí Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước ( 2020),…

- Phong cách sáng tác: Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất, mộc mạc

II. Tác phẩm Trở gió

1. Thể loại: Tùy bút

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trở gió - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-Tác phẩm trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Nhân vật tôi

5. Tóm tắt tác phẩm Trở gió

Tác phẩm nói về cuộc hẹn của tác giả với gió chướng và những cảm giác xao xuyến khi mùa gió chướng về và nỗi sợ của tác giả khi đi xa sẽ không còn được thấy không khí nhộn nhịp mùa gió chướng

6. Bố cục tác phẩm Trở gió

- Phần 1: Từ đầu ..Ôi! gió chướng :Tác giả nhớ về cuộc hẹn với gió chướng

- Phần 2: Tiếp đến… còn dưa hấu nữa, ui chao: tâm trạng của tác giả khi mùa gó chướng tới

- Phần 3: Còn lại: tác giả lo sợ khi tương lai không được gặp gió chướng

7. Giá trị nội dung tác phẩm Trở gió

- Cảm giác xao xuyến của nhân vật tôi khi mùa gió chướng về, cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc mỗi mùa gió chướng

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Trở gió

- Thành công trong khắc họa tâm lý nhân vật

- Nghệ thuật tự sự độc đáo hấp dẫn

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trở gió

1. Khung cảnh làng quê vào mùa gió chướng

- Thời gian: gió chướng đến từ tháng 9 đến tết

+ Tháng 9 tôi dời chiếc chuông gió sang phía đông

+ Gió chướng với tôi là gió tết, dù từ khi mùa gió đến tết mất gần 3 tháng ròng

- Không gian: Khi mùa gió chướng đến mang theo những âm thanh báo hiệu

+Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lảng nhách, chẳng thể hiện sự hừn hực của nó- bây gờ lớn thành một dòng gió xấp xãi, cuốn quýt sốc vào tấm tôn bên chái đông đã bị đứt đinh từ mùa trước

+ Đặc điểm gió chướng hiu hiu lạnh

+ Không khí rộn ràng đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười vì sắp được sắm đồ tết

+ Gió chướng báo hiệu kết thúc một năm

+ Hình ảnh “ má” buồn khi mùa gió tết lo lắng sắp hết một năm, lo sợ về cái tết không đủ đầy cho gia đìn

+ Gió chướng cũng vào mùa gặt

+ Rất nhiều nông sản được thu hoạch vào mùa này như mía, vú sữa, dưa hấu,..

Mùa gió chướng mang nhữn đặc điểm riêng biệt của nó làm xao xuyến lòng người

2. Tâm trạng của tác giả về gió chướng

- Khi gió chưa đến thì háo hức, trông chờ, mong nhớ

+ Dời chuông gió sang cửa sổ phía đông

-Tự đặt câu hỏi và tự trả lời

+ Không biết người xưa còn nhớ ta không. Rồi mừng húm khi nhận ra tôi chẳng quên nó bao giờ.

-Khi gió chướng về

+ Tâm trạng ngổn ngang, mừng đó bực đó

+Buồn khi sắp hết năm, tiếc nuối khi bản thân chưa làm được gì

+ Cảm giác mất một cái gì đo

+ Dù buồn dù sợ khi gió về một năm lại sang sợ thời gian trôi. Nhưng tác giả lại mong ngóng

+ Tác giả đã quen với việc chờ đợi này

- Tác giả lo sợ khi đi xa không được đón không khí quen thuộc quê nhà vào mùa gió chướng

+ Sợ khi nhìn mùa gió sẽ gợi lên nỗi nhớ nhà

+ Sợ hình ảnh quen thuộc hiện ra, cùng với không khi mùa gió chướng làm nhân vật tôi không chịu nổi

+ Tác giả lo lắng không biết nơi đó có những đặc trưng mùa têt như quê mình không?

Nhân vật tôi với rất nhiều cung bậc cảm xúc khi mùa gió chướng về, với những cảm giác quen thuộc, gần gũi mùa gió chướng

E. Đọc tác phẩm Trở gió

Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía Đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ (dù tôi đã để những chàng trai như Đờ, Ka, Mờ… lãng phai tuốt luốt). Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó – bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tole bên chái Đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng. Ôi! Gió chướng.

Tôi thường đón gió chướng về với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, gió này là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đâu, tay mình vẫn trắng như vầy… Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống…

Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, dép mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp này chứ mấy). Gió chướng (và gió bấc) với tôi là gió Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mất gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn..” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm…”. Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cứ như xốn xang vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nỗi một cái tết tử tế cho cả nhà.

Má, tánh lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hy vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đầm đìa trên đồng bãi. Liếp mía đặt từ hồi tháng hai, tháng ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu, cầm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng, màu vàng lan dần từ đít những trái xanh, trái tím càng tím lịm, nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao…

(Bây giờ thì mùa trái cây kéo dài cả năm, cảm giác thèm thuồng ngày đó không quay lại, nhưng xẻ trái dưa đỏ, thưởng thức giữa cơn gió chướng hiu hiu, thấy ‘đã” hơn, đậm đà hương vị hơn nhiều. Ậy, lại cực đoan…).

Cảm xúc ngọt lành thời thơ ấu chín muồi trong ký ức, lúc lớn lên, gió chướng ám luôn vào những trang viết. Tác phẩm nào tôi cũng cho gió lúc thấp thoáng lúc ròng ròng thổi qua (nhiều lúc hết hồn, chỉ chi tiết này thôi mình cũng đang lặp lại, mấy nhà phê bình không khinh khỉnh sao được). Những đám cưới được tôi cho xuất hiện trên cái nền gió này, nhưng chỉ là cái cớ cho buồn thẫm hơn, sắc lại trên những mối tình dang dỡ. Chắc tại gió quá dịu dàng, nên có cảm giác gờn gợn buồn, có cảm giác như gió mồ côi, cúi đầu hiu hắt đi giữa đời. Hay tại tôi đã già, đã nhận ra không mùa vui nào là vui trọn. Con nít sướng rơn nhìn đám cưới đi qua, tự hỏi bà dì lỡ thời sao lại buồn dữ vậy. Đứa cháu ngồi nhìn lớp da của ông ngoại mình bong ra rơi trên nền gạch, thắt lòng nghĩ về cái chết – con đường thế ngoại sắp (và tất) phải về…

Gió chướng với tôi, một đứa bấp bỏm văn chương, nó “gợi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà. Và những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những nùi rơm vướng oằn nhánh me, giồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh lém bờ sông, má đứng giê lúa, trấu bay xà quần về cuối gió, vài buồng cau quá lứa thắp lửa trên cao, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước… Trời lúc nào cũng mát liu riu, nắng thức rất trễ, tầm tám giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.

Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu dưa hành bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi ?

F. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Trở gió

Nhan đề “Trở gió” trực tiếp nói lên chủ đề chính của tác phẩm. Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Chiều sông Thương

Bố cục Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Bố cục Người thầy đầu tiên

Bố cục Quê Hương

Bố cục Trong lòng mẹ

1 4,520 16/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: