Bố cục Câu chuyện về con đường hay, chính xác nhất - Kết nối tri thức

Với Bố cục Câu chuyện về con đường Ngữ văn lớp 7 hay, chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Câu chuyện về con đường từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

1 935 17/10/2023
Tải về


Bố cục Câu chuyện về con đường - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

A. Bố cục Câu chuyện về con đường

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần một: Từ đầu đến “khi ta rời xa”: “con đường” trong quá trình trưởng thành của em.

- Phần hai: Còn lại: Con đường số phận

B. Nội dung chính Câu chuyện về con đường

Văn bản giàu tính nhân văn, chất chứa những lời khuyên nhỏ ý nghĩa được rút ra từ cuộc sống hàng ngày. Mượn hình ảnh con đường, Lê Huy đã đề cập, lí giải mọi khúc mắc, khuyến khích con người tự xây dựng phương hướng, định hướng phát triển cho riêng mình.

C. Tóm tắt Câu chuyện về con đường

Tóm tắt Câu chuyện về con đường (mẫu 1)

Mỗi chúng ta đều có những con đường riêng. Từ khi trong bụng mẹ, con đường đã bắt đầu hình thành, đến khi bước ra cuộc đời, rời vòng tay mẹ, con đường tiếp tục trải dài để tiến đến tương lai. Con đường trí tuệ bắt đầu từ những ngôi trường mà chúng ta đang ngồi học. Đường đời gắn chặt với số phận và mỗi cá nhân đều có một con đường riêng, vô hình, không thể vẽ ra giấy cũng không thể đo lường theo cách thông thường. Do đó, ta cần phải bồi đắp con đường bằng trí tuệ, ý chí của bản thân để phát triển con đường. Lỗ Tấn khi còn hai mươi tuổi, lần đầu nhìn thấy ảnh nhân dân Trung Hoa bị người Nhật hành hình, ông đã bỏ dở ngành Y khi đang theo học năm thứ hai để viết sách. Vì Lỗ Tấn xác định khi đất nước đang còn trong mu muội, việc chữa bệnh chẳng còn quan trọng mà bệnh tinh thần mới là điều ông muốn chữa cho dân tộc.

Tóm tắt Câu chuyện về con đường (mẫu 2)

Văn bản là những suy nghĩ về con đường của nhân vật “em”. Con đường bắt đầu từ khi em còn nằm trong bụng mẹ, rời tay mẹ, em tự mình bước trên con đường tương lai. Từ những ngôi trường em học, con đường trí tuệ không ngừng trải dài. Đường đời vô hình, gắn chặt với số phận con người nhưng không thể vẽ ra giấy hay đo lường được, vì vậy cần phải được bồi đắp bằng trí tuệ, ý chí của bản thân.

D. Tác giả, tác phẩm Câu chuyện về con đường

I. Tác giả

 Câu chuyện về con đường - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đoàn Công Lê Huy sinh năm 1963

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Phong cách nghệ thuật: Viết về học trò

- Tác phẩm chính: Một chú bé và một người cha(2016), Những bàn tay vẫy những ngọn đèn ngon(2016), Gửi em mây trắng(2016)

II. Tác phẩm Câu chuyện về con đường

1. Thể loại: Nghị luận xã hội

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

 Câu chuyện về con đường - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-Trích tác phẩm Gửi em mây trắng năm 2016

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Câu chuyện về con đường

Tác phẩm nói về hành trình bước đi của mỗi người khi đến với cuộc đời.Nghĩa gốc là con đường chúng ta đi hằng ngày. Nghĩa chuyển liên hệ đến đường đời của mỗi con người, khẳng định dấu móc trưởng thành khi mỗi người đi trên con đường họ chọn

5. Bố cục tác phẩm Câu chuyện về con đường

- Phần 1: Từ đầu…nhỏ lại khi ta đã rời xa: con đường trên thực tế mà chúng ta đi

- Phần 2: Tiếp theo…lòng người ngại núi e sông: đường đời của mỗi người

- Phần 3: Còn lại…đưa ra tấm gương minh chứng

6. Giá trị nội dung tác phẩm Câu chuyện về con đường

- Mỗi con người có một đường đời , một ngã riêng của cuộc đời mình. Tự bản thân bạn quyết định của đời của mình chẳng ai có thể thay bạn để bước đi cả

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Câu chuyện về con đường

- Sử dụng phép liên tưởng

- Từ ngữ linh hoạt, hấp dẫn

III. Tìm hiểu chi tiết Câu chuyện về con đường

1. Hình ảnh con đường

- Con đường trên thực tế

+ Con đường là nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của mỗi người

+ là những bước đi đầu đời con đường làng

+ Rồi đến đường cái quan, giao lộ , đường băng quốc tế

+ Các loại đường bộ, đường thủy

+ Con đường là bạn đồng hành của chân ta đến hết đời

- Con đường đời của mỗi người

+ Gắn chặt số phận của mỗi con người

+ Mỗi cuộc đời là một số phận không ai giống ai

+ Tự mỗi người vẽ nên, xây nên con đường của chính mình bằng chất liệu của chính mình có được

+ Đánh dấu bước ngoặc trưởng thành của mỗi con người

+ Khó khăn nào rồi cũng qua đi nếu lòng người không ngại vượt qua nó

- Lỗ Tấn ông học nghề thuốc, nhưng rồi tự vẽ một con đường khác cho chính mình dùng ngòi bút chữa bệnh cho người

Con đường là một hành trình dài thăm thẳm mà mỗi người phải tự bước đi trên đôi chân của chính mình. Mỗi một con người trên đời là một số phận, mà không ai quyết định thay mình.

2. Ý nghĩa của hình ảnh con đường

- Con đường mang 2 ý nghĩa:

+ Nghĩa gốc:là con đường đi trên thực tế

+ Nghĩa chuyển: là đường đời

- Dù mang nghĩa nào thì con đường đều dùng để bước đi

- Mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình

- Con người phải có trách nhiệm với chính lựa chọn của mình

E. Đọc tác phẩm Câu chuyện về con đường

Mỗi chúng ta đều có những con đường riêng. Từ khi trong bụng mẹ, con đường đã bắt đầu hình thành, đến khi bước ra cuộc đời, rời vòng tay mẹ, con đường tiếp tục trải dài để tiến đến tương lai. Con đường trí tuệ bắt đầu từ những ngôi trường mà chúng ta đang ngồi học. Đường đời gắn chặt với số phận và mỗi cá nhân đều có một con đường riêng, vô hình, không thể vẽ ra giấy cũng không thể đo lường theo cách thông thường. Do đó, ta cần phải bồi đắp con đường bằng trí tuệ, ý chí của bản thân để phát triển con đường. Lỗ Tấn khi còn hai mươi tuổi, lần đầu nhìn thấy ảnh nhân dân Trung Hoa bị người Nhật hành hình, ông đã bỏ dở ngành Y khi đang theo học năm thứ hai để viết sách. Vì Lỗ Tấn xác định khi đất nước đang còn trong mu muội, việc chữa bệnh chẳng còn quan trọng mà bệnh tinh thần mới là điều ông muốn chữa cho dân tộc.

Xem thêm các bài Bố cục Ngữ văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Bố cục Thủy tiên tháng Một

Bố cục Lễ rửa làng của người Lô Lô

Bố cục Bản tin về hoa anh đào

Bố cục Thân thiện với môi trường

Bố cục Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội

1 935 17/10/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: