Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?  A. Người lập trình. B. Người đầu tư

Trả lời Câu 11.6 trang 26 SBT Tin học 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 10.

1 668 11/11/2024


Giải SBT Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Câu 11.6 trang 26 SBT Tin học 10: Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào?

A. Người lập trình.

B. Người đầu tư.

C. Người mua quyền sử dụng.

D. Người mua quyền tài sản.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Bản quyền của phần mềm không thuộc về người mua quyền sử dụng.

  • Bản quyền phần mềm được sử dụng bởi 2 đối tượng: Các nhà phát triển phần mềm và các công ty phần mềm độc quyền. Việc đăng ký bản quyền nhằm ngăn chặn hành vi sao chép dữ liệu phần mềm của họ mà không được sự cho phép. Đây là biện pháp bảo hệ hợp pháp đối với các mã máy có thể đọc được.

* Mở rộng kiến thức

Quyền tác giả và bản quyền

a) Quyền tác giả

- Quyền tác giả là quyền tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Trong Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội ban hành 25/6/2019, quy định quyền tác giả với tác phẩm gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

+ Quyền nhân thân gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữ, cắt xén gây phương hại đến danh dự của tác giả, …

+ Quyền tài sản gồm quyền: Làm tác phẩm phái sinh; Sao chép tác phẩm; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao, chương trình máy tính, …

b) Vi phạm bản quyền đối với tác phẩm tin học

Vi phạm quyền tài sản hay quyền nhân thân đều là vi phạm bản quyền. Sau đây là một số hành vi vi phạm bản quyền đối với tác phẩm số.

- Mạo danh tác giả.

- Công bố mà không được phép.

- Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép của tác giả.

- Sử dụng phần mềm lậu, không mua quyền sử dụng phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.

- Phá khóa phần mềm, vô hiệu quá các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thiết lập.

- Làm bản phái sinh, phân phối phần mềm, kể cả bản phái sinh mà không được phép.

- Chiếm đoạt mã phần mềm.

- Đăng tải các tác phẩm, kể cả bản phái sinh không được phép của chủ sở hữu.

c) Tôn trọng bản quyền trong tin học

- Vi phạm quyền tài sản sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các chủ sở hữu và gián tiếp đến toàn bộ ngành hoạt động đó.

- Trong lĩnh vực tin học, vi phạm bản quyền có thể gây thiệt hại rất lớn cho người đầu tư vì sản phẩm số có đặc tính:

+ Dễ sao chép với chi phí rất thấp. Một công ty mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, công

sức để làm ra một phần mềm nhưng kẻ cắp thì chỉ mất một vài phút để sao chép.

+ Dễ phát tán trên quy mô lớn. Nếu phần mềm bị phát tán thì Công ty không thể bản được và có thể mất hết đầu tư.

- Nhà nước Việt Nam đã có các quy định rất rõ ràng về những hành vi vi phạm quyền tác giả.

1 668 11/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: