Bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án

Bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Hóa 12 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 776 lượt xem
Tải về


Bài tập Hóa học lớp 12 Học kì 1 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Hoá học lớp 12 Trắc nghiệm năm 2022 đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1, He = 4, C = 12, N = 14, O = 16, Li = 7, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br = 80, Ag = 108, Ba = 137.

Câu 1: Nhiệt độ sôi của các chất: (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và (3) C3H7CH2OH sắp xếp theo chiều tăng dần là

A. (1), (3), (2).        

B. (3), (2), (1).         

C. (2), (3), (1).         

D. (1), (2), (3).

Câu 2: Hoà tan 1,44g một kim loại M trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Trung hoà dung dịch sau phản ứng cần dùng hết 10ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là

A. Mg.            

B. Al.                

C. Ca.               

D. Cu.

Câu 3: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là:

A. 448                   

B. 40,5                          

C. 33,6                

D. 50,4

Câu 4: Chọn khẳng định đúng?

A. Chất béo là este của glixerol với axit béo.

B. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.

C. Chất béo là trieste của ancol đơn chức với axit ba chức

D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Câu 5: Trong các kim loại, kim loại nhẹ nhất và kim loại cứng nhất lần lượt là

A. Al, Fe           

B. Mg, Cr            

C. Li, Cr              

D. Cs, Fe

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm: Cu, Fe2O3 vào dung dịch HCl vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Phát biểu nào sau đây là đúng

1. Z là Fe2O3.

2. Y chứa 2 chất tan là FeCl3 và CuCl2.

3. Y chứa 2 chất tan là FeCl2 và CuCl2.

4. Cho AgNO3 dư vào Y thu được 2 kết tủa.

5. Y làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit; phản ứng với H2SO4 đặc sinh ra SO2.

A. 1, 2, 5          

B. 1, 2, 4.           

C. 2, 4, 5             

D. 3, 4, 5.

Câu 7: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :

A. 0,75.               

B. 0,65.               

C. 0,70.                         

D. 0,85.

Câu 8: Trong các chất sau: (1) H2NCH2COOH; (2) Cl-NH3+-CH2COOH;(3) H2NCH2COONa;(4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH

Chất làm quì tím ẩm hoá đỏ:

A. (3), (4)          

B. (2), (3)         

C. (2), (5)              

D. (3), (5)

Câu 9: Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. Quì tím, HCl, Al(OH)3, C2H5OH.          

B. KOH, HCl, etanol, O2

C. H2, HCl, C2H5OH, NaOH.               

D. HCl, KOH, nước Br2, CH3OH.

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 100 gam dung dịch nước rỉ đường (nước sinh ra trong quá trình sản xuất đường saccarozo từ mía) thu được dung dịch, pha loãng thành 100 ml dung dịch X. Lấy 10 ml dung dịch X cho tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm với sự có mặt của NaOH và  thu được 0,648 gam Ag. Tính nồng độ của saccarozo trong dung dịch nước rỉ đường.

A. 5.21                     

B. 3,18                    

C. 5,13                              

D. 4,34

Câu 11: Dãy gồm các phân tử có cấu trúc mạch nhánh là

A. amilopectin, thủy tinh hữu cơ, xenlulozơ.

B. amilopectin, glicogen.

C. amilozơ, poli(vinyl clorua), tơ nitron.

D. amilopectin, polistiren, cao su thiên nhiên.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đốt cháy protein cũng như đốt cháy xenlulozơ đều sinh ra N2.

B. Khi đun nóng dung dịch Ala-Gly-Val-Phe có kết tủa gọi là sự đông tụ của protein.

C. Số amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là hai.

D. Polipeptit là polime.

Câu 13: Câu nào sai trong các câu sau:

A. Iot tạo với tinh bột hợp chất màu xanh tím còn xenlulozơ thì không.

B. Có thể phân biệt glucozơ với saccarozơ bằng nước brom.

C. fructozơ, etyl fomat; glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n

Câu 14: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là :

A. 16,825 gam.    

B. 20,18 gam.               

C. 21,123 gam.    

D. 15,925 gam.

Câu 15: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

A. Còn có tên gọi là đường nho.

B. Chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và không có vị ngọt.

C. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.

D. Có 0,1% trong máu người bình thường.

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là :

A. CH5N và C2H7N.                                   

B. C2H7N và C3H9N.

C. C3H9N và C4H11N.                                

D. kết quả khác.

Câu 17: Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là

A. phản ứng với Na.                

B. phản ứng với H2/Ni. to.

C. phản ứng với Cu(OH)2.            

D. phản ứng tráng gương.

Câu 18: Tên gọi của C6H5NH2 ( C6H5-: phenyl) là

A. Alanin              

B. Anilin              

C. Benzyl amin            

D. Phenyl amino

Câu 19: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2

B. CH2=CH-Cl và CH2=CH-COO-CH3

C. H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH

D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN

Câu 20: Triolein có công thức là

A. (C17H35COO)3C3H               

B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H               

D. C17H31COO)3C3H5

Câu 21: Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí oxi (đktc), thu được 6,38 gam . Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH , thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là :

A. C2H4O2 và C5H10O2                              

B. C2H4O2 và C3H6O2

C. C3H4O2 và C4H6O2                  

D. C3H6O2 và C4H8O2

Câu 22: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo đúng thứ tự tương đối trong dãy điện hóa: Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp trên là

A. Fe3+, Ag+.         

B. Fe3+, Fe2+.          

C. Fe2+, Ag+.            

D. Al3+, Fe2+.

Câu 23: Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), andehit axetic (CH3CHO), metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm –CHO nhưng trong thực tế để tráng gương hoặc ruột phíc người ta chỉ dùng

A. HCHO           

B. CH3CHO            

C. HCOOCH            

D. C6H12O6

Câu 24: Dãy gồm các kim loại tan trong dung dịch HCl 2M là

A. Al, Cu, Fe         

B. Ba, Zn, Na           

C. Mg, Ni, Ag            

D. K, Ba, Hg

Câu 25: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 8.               

B. 6.                 

C. 5.                   

D. 7.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 3,1 gam.

B. 6,2 gam.

C. 4,65 gam.

D. 1,55 gam.

Câu 27: Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính số mol HCl đã tham gia phản ứng.

A. 0,8 mol          

B. 0,4mol              

C. 0,3 mol            

D. 0,25 mol

Câu 28: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ trong muối sunfat sau phản ứng, khối lượng lá Zn tăng lên 0,94 gam. Vậy M là:

A. Pb

B. Cu

C. Fe

D. Cd

Câu 29: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là

A. C2H5COOCH     

B. CH3COOC2H      

C. HCOOC3H7.         

D. CH3COO C2H5

Câu 30: Khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

(1) Trong mạng tinh thể kim loại, thành phần tham gia liên kết kim loại là ion dương kim loại, nguyên tử kim loại và toàn bộ e hóa trị.

(2) Đặc điểm chung của nguyên tử kim loại là bán kính lớn, dễ nhường e và thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng.

(3) Đi từ trên xuống dưới trong nhóm IA, tính kim loại tăng dần. Các kim loại nhóm IA đều tan trong nước ở điều kiện thường.

(4) Tính cứng, khối lượng riêng, tính dẫn điện của kim loại là do electron tự do gây ra.

(5) Kim loại Fe phản ứng được với tất cả dung dịch: FeCl3; CuSO4; HCl; HNO3 loãng.

A. 1, 2, 4, 5.         

B. 2, 3, 4.           

C. 2, 3, 5.              

D. 1, 3, 4.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 12

1

C

7

D

13

D

19

C

25

A

2

A

8

C

14

A

20

C

26

B

3

D

9

B

15

B

21

B

27

A

4

D

10

C

16

A

22

A

28

D

5

C

11

B

17

D

23

D

29

A

6

D

12

C

18

B

24

B

30

C

Gợi ý

Câu 2. nNaOH = 3. 0,01 = 0,03 mol ; nH2SO4 = 0,15 . 0,5 =0,075 mol

H2SO4  + 2NaOH → Na2SO4  + H2O   (1)

2M  +  nH2SO4 → M2(SO4)n   + nH2      (2)

nH2SO4 (1) = 1/2.nNaOH  = 0,015 mol

nH2SO4 (2) = 0,075 – 0,015 = 0,06 mol

nM = 2n .nH2SO4  = 2n . 0,06 =   (mol)

M = 1,440,12/n =12.n

Xét n=1,2,3

=>Chọn n = 2 => M=24  (Mg)

Câu 3. Khối lượng Fe = 0,3m gam và khối lượng Cu = 0,7m gam

Sau phản ứng còn 0,75m gam à Fe chỉ phản ứng 0,25m gam; Fe dư vậy sau phản ứng chỉ thu được muối Fe2+.(Do Fe HNO3 Fe3+ Fe(dư) Fe2+)

Ta có:  = 0,7; nNO +  = 0,25 mol; số mol của Fe(NO3)20,25m56

Sơ đồ phản ứng:

Fe HNO3 Fe(NO3)2 + NO + NO2

 0,25m56           0,25m56                                 

Áp dụng ĐLBT nguyên tố N ta có:

0,7 = 2.0,25m56 + 0,25 à m =50,4 (g)

Câu 7. Tổng số mol nhóm –NH2 trong hỗn hợp X là 0,15 + 0,1.2 = 0,35 mol.

Số mol OH-  =  số mol của NaOH = 0,25.2 = 0,5 mol.

Bản chất của phản ứng là :

          –NH2      +      H+            NH3+      (1)

mol:     0,35            0,35    

           OH-      +      H+            H2O        (2)

mol:    0,5              0,5    

Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy :

Số mol của HCl phản ứng = số mol của H+ phản ứng = 0,35 + 0,5 = 0,85 mol.

Câu 10.

 Saccarozơ + H2O t0 Glucozơ + Fructozơ

C12H22O11 + H2O t0 C6H12O6 + C6H12O6        

Trong môi trường kiềm cả glucozo và fructozo đều có phản ứng tráng gương:

C6H12O6+2AgNO3+3NH3+H2OC6H11O7NH4+2Ag+2NH4NO3

=>nsaccarozo=14nAg=1,5.103 mol

=>%msaccarozo trong dung dung dịch nước rỉ dường=5,13 %.

Câu 14. Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Sơ đồ phản ứng :

X    +   HCl    muối

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05 . 36,5 = 16,825 g

Câu 16. Sơ đồ phản ứng :

             Cn¯H2n¯+3N  O2,to  n¯CO2   +    ​2n¯+32H2O    +     12N2mol:                                                0,1                           0,2                          

Ta có: 0,2n¯=0,1.2n¯+32n¯=1,5.

Vậy, công thức phân tử của 2 amin là CH5N và C2H7N.

Câu 21. Khi thủy phân X bời dung dịch NaOH, thu được muối và hai ancol là đồng đẳng liên tiếp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp.

nX=1,5nCO2nO2=0,04 mol =nCO2nX=0,1450,04=3,625

n1=2 C2H4O2<<n2=3C3H6O2.

Câu 26. 2CH3NH2  + 92O2 →2CO2 +5H2O + N2
nCH3NH2 = 2 × nN2 = 2.2,2422,4 = 0,2 mol.
mCH3NH2 = 0,2 × 31 = 6,2 gam
Câu 27. Nhận xét: Kim loại  + HCl

Ta có: mdung dịch tăng=mkim loại mkhí thoát ra

mH2=7,87=0,8 gamnH2=0,4 mol

Áp dụng bảo toàn nguyên tử H: nHCl=2.nH2=0,8 mol.

Câu 28. Phương trình phản ứng:

Zn       +      M2+ " Zn2+ + M$

65 (g)          M (g)

65a               2,24

Khối lượng lá Zn tăng: 2,24 - 65a = 0,94 à a = 0,02 mol

 M = 2,240,02 = 112 M là Cd

Đề thi Học kì 1 Hoá học lớp 12 Trắc nghiệm năm 2022 đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Cho biết nguyên tử khối của: C = 12, O = 16, N = 14, H = 1, Cl = 35,5, Cu = 64, Fe = 56, Zn = 65, Na = 23, Al = 27, Mg = 24, Ag = 108, Ba = 137, S = 32.

Câu 1: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 12,2g                

B. 3,28g                 

C. 8,56g                 

D. 8,2g

Câu 2: Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 3,6

B. 3,24

C. 2,16

D. 1,08

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí  và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X

A. C6H10O5              

B. C6H12O6                 

C. C12H22O11                  

D. Cả B và C

Câu 4: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 5                        

B. 6                      

C. 3                       

D. 4

Câu 5: Ngâm một lá Niken trong dung dịch loãng của các muối: MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken khử được các muối là

A.AlCl3,ZnCl2, Pb(NO3)2                              

B. AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2
C. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2                         

D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là:

A. 21,95% và 0,78                                       

B. 78,05% và 0,78

C. 78,05% và 2,25                                       

D. 21,95% và 2,25

Câu 7: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvc. X1 có khả năng phản ứng với Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là

A. HCOOCH3, CH3COOH            

B. CH3COOH, HCOOCH3
C. (CH3)2CHOH, HCOOCH3            

D. CH3COOH, HOCH2CHO

Câu 8: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)

A. Bông         

B. Tơ visco        

C. Nilon-6         

D. Tơ capron

Câu 9: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là :

A. phenylalanin.  

B. alanin.             

C. valin.              

D. glyxin.

Câu 10: Từ glyxin và alanin tạo được tối đa số đipeptit là

A. 2             

B. 3              

C. 4              

D. 1

Câu 11: Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là

A. Mg, Al, Fe     

B. Al, Mg, Fe      

C. Fe, Mg, Al       

D. Fe, Al, Mg

Câu 12: Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. H2N-CH2-COOH                 

B. CH2 = C(CH3)COOCH3
C. HCOOCH=CH2                   

D. CH3COOCH=CH2

Câu 13: Thủy phân đến cùng protein đơn giản thu được

A. Các chuỗi polipeptit              

B. Các aminoaxit khác nhau
C. Các aminoaxit                       

D. Các aminoaxit giống nhau

Câu 14: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. Glucozơ và mantozơ

B. Glucozơ và glixerol

C. Saccarozơ và glixerol

D. Glucozơ và fructozơ

Câu 15: Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là.

A. 80%.

B. 75%.

C. 62,5%.

D. 50%.

Câu 16: Một loại poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 187,5.103 đvC. Hệ số trùng hợp của polime này bằng:

A. 1500

B. 2500

C. 3000

D. 3100

Câu 17: Protein phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. Màu đỏ       

B. Màu vàng       

C. Màu da cam          

D. Màu tím

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol là 1 : 2. Hãy xác định công thức phân tử của hai amin ?

A. CH5N và C2H7N.

B. C2H7N và C3H9N.

C. C3H9N và C4H11N.

D. C4H11N và C5H13N.

Câu 19: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. Tính bazơ            

B. Tính oxi hóa và tính khử
C. Tính oxi hóa         

D. Tính khử

Câu 20: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

A. Cô cạn ở nhiệt độ cao                

B . Làm lạnh
C. Hiđro hóa (xúc tác Ni, t0)           

D. Xà phòng hóa

Câu 21: Đồng phân của glucozơ là

A. Saccarozơ          

B. Fructozơ          

C. Tinh bột         

D. Xenlulozơ

Câu 22: Kim loại Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu                   

B. Mg                

C. Al               

D. Zn

Câu 23: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây

A. dd Br2              

B. H2/Ni,t0           

C. Cu(OH)2          

D. dd AgNO3/NH3

Câu 24: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al.                   

B. Zn.                

C. Fe.             

D. Ag.

Câu 25: Hợp chất nào dưới đây có lực bazơ yếu nhất

A. amoniăc            

B. Anilin              

C. đimetyl amin      

D. metylamin

Câu 26: Cho các chất hữu cơ: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 2                        

B. 1                       

C. 4                     

D. 3

Câu 27: Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là

A. Xenlulozơ           

B. Glucozơ           

C. Saccarozơ        

D. Fructozơ

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 18,90 gam                

B. 37,80 gam            

C. 39,80 gam          

D. 28,35 gam

Câu 29: Công thức tổng quát của etse tạo bởi một axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức là

A. CnH2nO2 (n≥2)        

B. CnH2nO (n≥1)        

C. CnH2n+2O2 (n≥2)       

D. CnH2n-2O2 (n≥3)

Câu 30: Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng Ag thu được là:

A. 3,6

B. 3,24

C. 2,16

D. 1,08

HƯỚNG DẪN GIẢI:

1. B
2. B
3. A
4. B
5. D
6. B

7. B
8. B
9. D
10. C
11. D
12. A

13. C
14. B
15. B
16. C
17. D
18. A

19. D
20. C
21. B
22. A
23. A
24. B

25. B
26. D
27. B
28. C
29. A
30. B

Gợi ý

Câu 1. Ta có: n(CH3COOC2H5)=5,5/88=0,1(mol)

Và n(NaOH) ban đu=0,2.0,2=0,04(mol)

Este dư, NaOH hết

CH3COOC2H5+NaOHCH3COONa+C2H5OH  (1)

Từ (1) => n(CH3COONa)=nNaOH=0,04(mol)

m(CH3COONa)=0,04.82=3,28(gam)

Câu 2. nAg+ = 0,05.1 = 0,05 mol

                   Fe + 3Ag+ " Fe3+ + 3Ag

                   0,01 0,03"           0,03

ð nAg+ dư à nAg = 3nFe  0,03 mol

ð mAg = 3,24g

Câu 3. Ta có: mC=13,44/22,4.12=7,2(gam);mH=9/18.2=1(gam)

Và m = 16,2 – (7,2 + 1) = 8g

Lập tỉ lệ: x:yz=7,212:11:816=1,2:2:1=6:10:5

Công thức nguyên của X: (C6H10O5)n

Câu 6. Ta có: n(NO2)=1,34422,4 = 0,06 mol; gọi nCu = x mol; nAl = y mol

Quá trình nhường e:

Cu - 2e " Cu2+

x     2x

Al - 3e " Al3+

 y     3y

Quá trình nhận e:

N+5 + 1e NO2+4

0,06           0,06

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có hệ:

2x + 3y =0,0664x +27y = 1,23x=0,015y=0,01

%Cu = 0,0015.641,23.100% = 78,05%

Cu(OH)2 ta được trong dung dịch NH3 dư vì tạo phức, do đó kết tủa thu được là Al(OH)3.

Phản ứng tạo kết tủa:

Al3+ + 3NH3 + 3H2O " Al(OH)3 + 3NH4+

0,01                               0,01

mAl(OH)3 = 0,01.78 = 0,78g

Câu 9. Bản chất của phản ứng là :

–NH2      +      H+            NH3+      (1)

Theo giả thiết ta có :

 nHCl=nH2NRCOOH=0,1  molmH2NRCOOH=11,15  0,1.36,= 7,5  gam              MH2NRCOOH=7,50,1=75  gam/mol16+R+45=75R=14  (CH2).        

Vậy công thức của X là H2NCH2COOH. Tên gọi của X là glyxin.

Câu 14. Glucozơ có phản ứng tạo kết tủa bạc, glixerol không phản ứng.

CH2OH – (CHOH)4 – CH = O + Ag2O AgNO3/NH3,t0 CH2OH – (CHOH)4 – COOH + 2Ag

Câu 15. C6H12O6 lên men  2C2H5OH  + 2CO2

Vì NaOH dư  => Muối là Na2CO3  => nCO2 = nNa2CO3318106  = 3 mol

=> nC6H12O6 = 1,5 mol  => mC6H12O6 = 270 g

=> Hiệu suất H = 270/360 = 75 %

Câu 16. M((C2H3Cl)n)= 62,5n = 187,5.103

n = 187,5.10562,5 = 3.103 = 3000

Câu 18. Đặt công thức chung của 2 amin là CnH2n + 3N
2CnH2n + 3N → 2nCO2 + (2n + 3)H2O
Ta có  nCO2nH2O=2n2n+3=12
n = 1,5. =>Hai amin là CH5N và C2H7N
Câu 28. Ta có: nZn = 1365 = 0,2 mol và nN2=0,44822,4 = 0,02 mol

ne nhường = 2.nZn = 0,4 mol > ne nhận = 10.nN2=0,2 mol à phản ứng tạo thành NH4NO3.

nNH4NO3=0,4-0,28= 0,025 mol (vì khi tạo thành NH4NO3: N+5 + 8e N-3)

Khối lượng muối trong dung dịch X là = 180.0,2 + 80.0,025 = 39,80 gam

Câu 30. nAg+ = 0,05.1 = 0,05 mol

                   Fe + 3Ag+ " Fe3+ + 3Ag

                   0,01 0,03"           0,03

nAg+ nAg = 3nFe = 0,03 mol

mAg = 3,24g

Đề thi Học kì 1 Hoá học lớp 12 Trắc nghiệm năm 2022 đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là:

A. HCOOC2H5       

B. CH3COOCH3       

C. C2H5COOCH3        

D. HCOOC3H7

Câu 2: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:

A. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu
B. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
C. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
D. Sự oxi hóa Fe2+ và sự khử Cu2+

Câu 3: Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng là:

A. 40 gam

B. 62 gam

C. 59 gam

D. 51 gam

Câu 4: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.

A. 0,80 kg.          

B. 0,90 kg.          

C. 0,99 kg.          

D. 0,89 kg.

Câu 5: Ngâm một cái đinh sắt vào 200 ml dung dịch . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch  ban đầu.

A. 1M                  

B. 0,5M                         

C. 0,25M                               

D. 0,4M

Câu 6: Trong các loại tơ sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo:

A. Tơ visco và tơ axetat
B. Tơ visco và tơ nilon-6,6
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron
D. Tơ tằm và tơ enang

Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân amino axit (với nhóm amin bậc nhất) ứng với CTPT C4H9NO2

A. 5                        

B. 4                                

C. 2                                   

D. 3

Câu 8: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và kim loại M đứng trước hidro trong dãy điện hóa vào 100 ml dung dịch hỗn hợp  và HCl 3aM thì thu được 5,6 lít khí , dung dịch X và phần kim loại chưa tan hết có khối lượng 1,7 gam. Cô cạn X thu được m gam muối. xác định giá trị m.

A. 12,4g             

B. 28,55g                    

C. 32,14g               

D. 17,46g

Câu 9: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m­1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là :

A. C4H10O2N2.                                     

B. C5H9O4N.       

C. C4H8O4N2.                                               

D. C5H11O2N.                    

Câu 10: Chất không có khả năng pứ với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) giải phóng Ag là:

A. etyl fomat            

B. glucozơ                 

C. fomanđehit        

D. axit axetic

Câu 11: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất:

A. C2H5OH              

B. CH3COOCH3         

C. CH3COOH         

D. HCOOH

Câu 12: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là :

A. 25%.                  

B. 27,92%.                 

C. 72,08%.                         

D. 75%.

Câu 13: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng là Zn tăng 2,35%. Vậy khối lượng của là Zn trước khi tham gia phản ứng là:

A. 60g

B. 70g

C. 80g

D. 85g

Câu 14: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:

A. Dung dịch NaCl.                             

B. Dung dịch NaOH
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.     

D. Dung dịch HCl.

Câu 15: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2CH3. Tên gọi của X là:

A. metyl axetat       

B. metyl propionat       

C. propyl axetat       

D. etyl axetat

Câu 16: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh:

A. CH3COOH        

B. C6H5NH2                 

C. C2H5NH2         

D. C2H5OH

Câu 17: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vủa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 101,48 gam                                           

B. 101,68 gam

C. 97,80 gam                                             

D. 88,20 gam

Câu 18: Cho dãy các kim loại: Zn, Cu, Fe, Al, Sn, Ag, Ca. Số kim loại trong dãy có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. 3                     

B. 6                          

C. 4                     

D.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Dung dịch etylamin và anilin đều làm quỳ tím hóa xanh
B. Có thể phân biệt các dung dịch: C2H5NH2, NH2CH2COOH và CH3COOH bằng quỳ tím
C. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng dung dịch brom
D. Glucozơ bị khử khi tác dụng với dd AgNO3/NH3

Câu 20: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp của chất nào sau đây:

A. C6H5CH=CH2                         

B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. CH2=CHCOOCH3                    

D. CH3COOCH=CH2

Câu 21: Cho các chất: Alanin, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, ancol etylic, axit axetic. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:

A. 2                 

B. 5                       

C. 3                

D. 4

Câu 22: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại:

A. Bạc              

B. Vàng                

C. Nhôm         

D. Đồng

Câu 23: Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. K, Na, Ca, Ba      

B. Cu, Pb, Rb, Ag      

C. Fe, Zn, Li, Sn        

D. Al, Hg, Cs, Sr

Câu 24: Công thức cấu tạo của glixin là:

A. CH2(OH)-CH(OH)-CH2OH        

B. H2N-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-COOH            

D. H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2:

A. Chất béo        

B. Tinh bột       

C. Protein         

D. Xenlulozơ

Câu 26: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 8,32 gam CdSO4. Phản ứng xong thấy khối lượng là Zn tăng 2,35%. Vậy khối lượng của là Zn trước khi tham gia phản ứng là:

A. 60g

B. 70g

C. 80g

D. 85g

Câu 27: Cho các chất: Lòng trắng trứng, glixerol, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, axit axetic, etyl axetat. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là:

A. 5                     

B. 4                      

C. 2                         

D. 3

Câu 28: Trong các chất dưới đây chất nào có lực bazơ mạnh nhất:

A. NH3                 

B. C6H5NH2        

C. (CH3)2NH          

D. C6H5CH2NH2

Câu 29: Chất béo là tri este của axit béo với:

A. ancol metylic       

B. etylen glicol       

C. glixerol         

D. ancol etylic

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 3,1 gam.

B. 6,2 gam.

C. 4,65 gam.

D. 1,55 gam.

Câu 31: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, PbO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Pb, MgO, Al2O3
B. Cu, Mg, PbO, Al2O3
C. Cu, Pb, Mg, Al2O3
D. Cu, Pb, Al, MgO

Câu 32: CH3COOCH3 và CH3COOH đều tác dụng được với:

A. HCl                         

B. Zn                        

C. NaOH                   

D. CaCO3

Câu 33: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m­1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là :

A. C4H10O2N2.                                  

B. C5H9O4N.       

C. C4H8O4N2.                                                            

D. C5H11O2N.                    

Câu 34: Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, được dung dịch X chứa m gam muối khan và thấy có khí thoát ra. Giá trị của m là:

A. 25,8 gam           

B. 26,9 gam                  

C. 27,8 gam         

D. 28,8 gam

Câu 35: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất:

A. Ca2+                     

B. Cu2+                          

C. Ag+                     

D. Zn2+

Câu 36: Cho phản ứng sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số (là số nguyên tối giản) trong phản ứng giữa trên là:

A. 10                         

B. 9                                  

C. 11                       

D. 8

Câu 37: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:

A. Tráng gương        

B. Cu(OH)2       

C. Tráng gương          

D. Thủy phân

Câu 38: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Cu, Fe và Mg, Fe và Sn, Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là:

A. 3                         

B. 1                               

C. 4                      

D. 2

Câu 39: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp thủy luyện:

A. MgCl2 → Mg + Cl2                        

B. C + ZnO → Zn + CO
C. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu          

D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2

Câu 40: Những cacbohiđrat không tham gia phản ứng thủy phân là:

A. glucozơ, xenlulozơ
B. glucozơ, tinh bột
C. xenlulozơ, tinh bột.
D. glucozơ, fructozơ

HƯỚNG DẪN GIẢI:

1.A 2.B 3.D 4.D 5.B 6.A 7.A 8.B 9.B 10.D
11.C 12.A 13.C 14.C 15.D 16.C 17.A 18.D 19.B 20.B
21.D 22.A 23.A 24.B 25.C 26.C 27.B 28.C 29.C 30.B
31.A 32.C 33.B 34.C 35.C 36.B 37.D 38.A 39.C 40.D

Gợi ý

Câu 3. C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

nAgNO3=2nglucozo=2.27180=0,3(mol)

=>mAgNO3 = 0,3 . 170 = 51 g

Câu 4.        Phương trình phản ứng :

C6H10O5      +      H2O           C6H12O6                 (1)

gam:       162                               180

kg:          1.80%                     1.80%.1801620,89

Câu 5. Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Theo phương trình:

Cứ 1 mol Fe (56 gam) tác dụng với 1 mol  1 mol Cu (64 gam).

Khối lượng đinh sắt tăng: 64 – 56 = 8 (gam)

Thực tế khối lượng đinh sắt tăng 0,8 (gam)

Vậy nCuSO4 phnng=0,88=0,1(mol) và CMCuSO4=0,10,2=0,5M

 

Câu 8.

mmuối  = mKL pư  +  mgốc axit = 8,3 + 96. 0,1 + 35,5 . 0,3 = 28,55 g

Câu 9. Đặt công thức của X là : (H2N)n–R–(COOH)m, khối lượng của X là a gam

Phương trình phản ứng :

          – NH2   +  HCl    NH3Cl        (1)   

mol :         n                          n 

        –COOH  +  NaOH     –COONa  +  H2O  (2)

mol :          m                            m 

Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy :

m1 = mX + 52,5n – 16n = mX  +  36,5n

m2 = mX + 67m – 45m = mX  +  22m

    m2 – m1 = 22m – 36,5n  = 7,5  Þ  n = 1 và m = 2

   Công thức của X là C5H9O4N (Có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2).

Câu 12. Hỗn hợp X gồm CH3COOCH=CH2; CH3COOCH3; HCOOC2H5.

Đặt công thức chung của ba chất là .

 Cx¯H6O2O2,  to x¯CO2   +   3H2O (1)

=>12.x¯ + 6 + 32 = 3,080,04 x¯  = 3,25 nCO2= 0,13 mol. 

nCH3COOC2H3 = 0,13 – 0,12 = 0,01 mol.

Phần trăm về số mol của CH3COOC2H3  = 25%.

Câu 13. Số mol CdSO4 = 8,32208 = 0,04 (mol)

Zn + CdSO4 ZnSO4 + Cd

65 (g)                        112 (g)

65.0,04                      112.0,04

Khối lượng lá Zn tăng: 112.0,4 - 65.0,04 = 1,88 (g)

Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng:  = 80 (g)

Câu 17. Ta có:  = 0,1 mol

 = 0,1.98 = 9,8 gam à  = 98 gam

Áp dụng định luật bảo toàn khôi lượng:

mhỗn hợp KL + mdd H2SO4 = mdd sau phản ứng mH2

mdd sau phản ứng = mhỗn hợp KL + mdd H2SO4mH2

                            = 3,68 + 98 - 0,1.2 = 101,48 gam

Câu 26. Số mol CdSO4 =  = 0,04 (mol)

Zn + CdSO4 ZnSO4 + Cd

65 (g)                        112 (g)

65.0,04                      112.0,04

Khối lượng lá Zn tăng: 112.0,4 - 65.0,04 = 1,88 (g)

Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng: 1,88.1002,35 = 80 (g)

Câu 30. 2CH3NH2  + 92O2 →2CO2 +5H2O + N2
nCH3NH2 = 2 × nN2 = 2.2,2422,4 = 0,2 mol.
mCH3NH2 = 0,2 × 31 = 6,2 gam
Câu 33. Đặt công thức của X là : (H2N)n–R–(COOH)m, khối lượng của X là a gam

Phương trình phản ứng :

           – NH2   +  HCl    NH3Cl                (1)   

mol :         n                         n 

        –COOH  +  NaOH     –COONa  +  H2O  (2)

mol :          m                             m 

      Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy :

m1 = mX + 52,5n – 16n = mX  +  36,5n

m2 = mX + 67m – 45m = mX  +  22m

m2 – m1 = 22m – 36,5n  = 7,5  Þ  n = 1 và m = 2

Công thức của X là C5H9O4N (Có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2).

Câu 34. Ta có: nZn = 0,04 mol; nAl = 0,08 mol

Do phản ứng không tạo khí nên trong dung dịch tạo NH4NO3. Trong dung dịch có: 0,04 mol Zn(NO3)2 và 0,08 mol Al(NO3)3.

Vậy số mol NO3- còn lại để tạo NH4NO3 là:

0,4 - 0,04.2 - 0,08.3 = 0,08 mol

Do đó trong dung dịch tạo 0,04 mol NH4NO3

 m = 0,04.189 + 0,08.213 + 0,04.80 = 27,8 gam

Đề thi Học kì 1 Hoá học lớp 12 Trắc nghiệm năm 2022 đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hóa học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Hợp chất HCOOCH2CH3 có tên gọi là:

A. Metyl axetat     

B. Metyl propionat      

C. Etyl axetat        

D. Etyl fomat

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo este có cùng CTPT C3H6O2?

A. 1                       

B. 2                               

C. 3                      

D. 4

Câu 3: Đốt cháy 6 gam este E thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết E có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của E là :    

A. CH3COOCH2CH2CH3.                                     

B. HCOOCH2CH2CH3.

C. HCOOC2H5.                                          

D. HCOOCH3.

Câu 4: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit X bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :

A. (C17H35COO)3C3H5.                               

B. (C15H31COO)3C3H5.      

C. (C17H33COO)3C3H5.                                

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 5: Hòa tan hết 7,74 g hỗn hợp bột M, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

A. 38,93 gam         

B. 103,85 gam              

C. 25,95 gam       

D. 77,86 gam.

Câu 6: Este no, đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là:

A. CnH2n+1O2 (n≥1)                      

B. CnH2n+1O2 (n≥2)     

C. CnH2nO2 (n≥1)                        

D. CnH2nO2 (n≥2)

Câu 7: Muốn thuỷ phân 5,6 gam hỗn hợp etyl axetat và etyl fomiat (etyl fomat) cần 25,96 ml NaOH 10% (D = 1,08 g/ml). Thành phần % khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là :

A. 47,14%.          

B. 52,16%.          

C. 36,18%.          

D. 50,20%.

Câu 8: Trong các chất sau: glucozơ, axit axetic, tinh bột, saccarozơ, ancol etylic. Số chất không hoà tan được Cu(OH)2 là:

A. 2                       

B. 3                        

C. 4                         

D. 5

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X chỉ chứa nhóm chức este ta thu được 4.48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. CTPT của este X có thể là:

A. C6H8O2

B. C4H8O4

C. C2H4O2

D. C3H6O2

Câu 10: Có các chất béo: (1) (C17H33COO)3C3H5; (2) (C15H31COO)3C3H5; (3) (C17H35COO)3C3H5; (4) (C17H31COO)3C3H5. Các chất béo rắn (ở điều kiện thường) là:

A. (1), (3), (4)                  

B. (2), (3)                

C. (1), (4)           

D. (2), (3), (4)

Câu 11: Một đoạn mạch xenlulozơ có khối lượng là 48,6 mg. Số mắt xích glucozơ (C6H10O5) có trong đoạn mạch đó là:

A. 1,807.1020

B. 1,626.1020

C. 1,807.1023

D. 1,626.1023

Câu 12: Dãy các chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ, fructozơ                      

B. Glucozơ, saccarozơ   

C. Tinh bột, saccarozơ                     

D. Xelulozơ, tinh bột

Câu 13: Để phân biệt các dung dịch etyl axetat, glucozơ, saccarozơ có thể dung thuốc thử nào?

A. AgNO3/NH3        

B. Cu(OH)2/OH-      

C. Nước brom         

D. NaOH

Câu 14: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?

A. 878g                         

B. 779g                    

C. 569g                      

D. 692g

Câu 15: Số đồng phân amin bậc 2 ứng với CTPT C4H11N là:

A. 3                                 

B. 4                          

C. 5                           

D. 6

Câu 16: Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozo và mantozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3  thu được 1,08 gam Ag. Xác định số mol của mantozo trong hỗn hợp đầu?

A. 0,01mol                    

B. 0,015 mol                 

C. 0,005mol              

D. 0,02 mol

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 3,1 gam.

B. 6,2 gam.

C. 4,65 gam.

D. 1,55 gam.

Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH (lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :

A. 0,75.               

B. 0,65.               

C. 0,70.                         

D. 0,85.

Câu 19: Dãy chất nào sau đây sắp xếp theo thứ tự lực bazơ tăng?

A. C6H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH    

B. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH

C. C6H5NH2, NH3, (CH3)2NH, CH3NH2    

D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (CH3)2NH

Câu 20: Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên là:

A. Etyl metyl amin                      

B. Etyl metan amin     

C. Metyl etan amin                      

D. Metyl etyl amin

Câu 21: Amino axit nào sau đây có tên thường là glixin?

A. CH2(NH2)CH2COOH           

B. CH3CH(NH2)COOH

C. NH2CH2COOH                    

D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 22: Cho các chất: C2H5NH2, C6H5NH2, NH3, H2NCH2COOH, NaOH, H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. 2              

B. 3              

C. 4                

D. 5

Câu 23: X là một α - amino axit có 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và có mC : mO = 3 : 2. CTCT của X là:

A. CH2(NH2)CH2COOH                 

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH2(NH2)CH2CH2COOH           

D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 24: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH         

B. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2COOH

C. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH        

D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)CH2-COOH

Câu 25: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là :

A. CH3C6H4NH2.                 

B. C6H5NH2.    

C.C6H5CH2NH2.                  

D. C2H5C6H4NH2.

Câu 26: Tơ visco thuộc loại tơ nào dưới đây?

A. Tơ nhân tạo         

B. Tơ thiên nhiên.         

C. Tơ tổng hợp          

D. Tơ polieste.

Câu 27: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Stiren                    

B. Axit α-aminopropionic    

C. Vinyl clorua           

D. Axit acrylic

Câu 28: Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là :

A. –CH2–CHCl– .                                             

B.  –CH=CCl– .     

C.  –CCl=CCl– .                                           

D. –CHCl–CHCl– .

Câu 29: Cứ 5,668 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,642 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su buna – S là:

A.   1 : 4

B.   2 : 3

C.   1 : 5

D.   1 : 2

Câu 30: Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, được dung dịch X chứa m gam muối khan và thấy có khí thoát ra. Giá trị của m là:

A. 25,8 gam           

B. 26,9 gam                  

C. 27,8 gam         

D. 28,8 gam

 (Cho O = 16, H = 1, Ag = 108, Cl = 35,5, N = 14, C = 12, Ca = 40, Na = 23)

HƯỚNG DẪN GIẢI:

1.D 2.B 3.D 4.D 5.A 6.D 7.A 8.A 9.C 10.B
11.A 12.D 13.B 14.B 15.A 16.B 17.B 18.D 19.B 20.A
21.C 22.C 23.D 24.B 25.B 26.A 27.B 28.A 29.D 30.C

GỢI Ý

Câu 3. Đốt cháy E thu được nH2O = nCO2 = 0,2  mol nên E là este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2.

Sơ đồ phản ứng :

 CnH2nO2    nH2O14n+32              18n   6                     3,6

14n+326=18n3,6  n = 2 E là C2H4O2 (HCOOCH3).

Câu 4. Đặt công thức trung bình của lipit X là C35(OOCR)3.

C35(OOCR)3   +   3NaOH     C35(OH)3   +   3RCOONa (1)

Theo giả thiết ta có nNaOH=200.8%40=0,4  mol;  nC3H5(OH)3=9,292=0,1  mol.

=> nNaOH=0,3  mol. Do đó trong 94,6 gam chất rắn có 0,1 mol NaOH dư và 0,3 mol RCOONa.

=>0,1.40 + (R+67).0,3 = 94,6 R = 235  R là C17H31

Câu 5. Ta có: nH2=8,73622,4=0,39 mol 

nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol

nH2SO4= 0,28.0,5 = 0,14 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhh + mHCl + mH2SO4 = mmuốimH2

mmuối = 7,74 + 0,5.36,5 + 0,14.98 - 039.2 = 38,93 gam.

Câu 7. Đặt x là số mol CH3COOC2H5 và y là số mol HCOOC2H5

neste= nNaOH = 25,96.1,08.10100.40 = 0,07 mol.

Phương trình phản ứng:

CH3COOC2H5   +   NaOH      CH3COONa   +   C2H5OH   (1)

HCOOC2H5   +   NaOH      HCOONa   +   C2H5OH           (2)

Theo giả thiết và các phản ứng ta có hệ phương trình :

88x + 74y = 5,6x + y = 0,07 x = 0,03 và y = 0,04.

%mCH3COOC2H5= 47,14%.

Câu 9. Ta có: nCO2=4,4822,4 = 0, 2 (mol); nH2O=3,618 = 0,2 (mol)

0,1mol este khi chát tạo ra 0,2 mol CO2 và 0, 2mol H2O nên este là C2H4O2.

Câu 11. Mỗi mắt xích có khối lượng là 162 đvC , tính ra gam là:

mC6H10O5 = 162.1,66.10-24 = 2,6892.10-22 (g)

=> Số mắt xích là :  48,6.1032,6892.1022=1,807.1020  (mắt xích)

Câu 14. (C6H10O5)n + nH2O  → nC6H12O6

C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2CO2

Ca(OH)2 + CO2  → CaCO3 + H2O

CaCO3  +H2O + CO2  → Ca(HCO32

Ca(HCO3)2  → CaCO3 +H2O + CO2

Dựa vào các phản ứng trên : nCO2 sinh ra=nCaCO3+ 2nCa(HCO3)2=7,5 mol.

mtinh bt đã lên men=m=7,52.162.100%78%=779 gam

Câu 16. Chỉ có mantozo tham gia phản ứng tráng gương.                 

          C12H22O11+Ag2O(AgNO3|NH3)C12H22O12+2Ag  (*)

(mol)     0,005                                                             0,01

Từ (*) => nmantozo  =0,005 mol

=>nsaccarozo  = 6,84/342 –0,005 = 0,015 mol

Câu 17. 2CH3NH2  +  92O2 → 2CO2 + 5H2O + N2
nCH3NH2 = 2 × nN2 = 2.2,2422,4 = 0,2 mol.
mCH3NH2 = 0,2 × 31 = 6,2 gam
Câu 18. Tổng số mol nhóm –NH2 trong hỗn hợp X là 0,15 + 0,1.2 = 0,35 mol.

Số mol OH-  =  số mol của NaOH = 0,25.2 = 0,5 mol.

Bản chất của phản ứng là :

          –NH2      +      H+            NH3+      (1)

mol:      0,35         0,35    

            OH-      +      H+            H2O        (2)

mol:        0,5         0,5    

Theo (1), (2) và giả thiết ta thấy :

Số mol của HCl phản ứng = số mol của H+ phản ứng = 0,35 + 0,5 = 0,85 mol.

Câu 25. Vì X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên suy ra X có dạng RNH2.

 Trong X nitơ chiếm 15,05% về khối lượng nên ta có :

14R+16.100=15,5R=77

R là C6H5-

Công thức của X là C6H5–NH2.

Câu 28. Khối lượng của một mắt xích trong polime X là : 3500560=62,5.

Vậy công thức của mắt xích là –CH2–CHCl– .

Câu 29. Đặt công thức cao su buna – S có dạng:

[ – CH2 – CH = CH – CH2 – ]n[– CH(C6H5)– CH2 –]m

M = 54n + 104 gam

Cao su buna – S + nBr2  Sản phẩm

(gam) 54n + 104m                   160n

(gam) 5,688                    3,462

=>54n+104n5,668=160n3,462=>nm=12


Câu 30. Ta có: nZn = 0,04 mol; nAl = 0,08 mol

Do phản ứng không tạo khí nên trong dung dịch tạo NH4NO3. Trong dung dịch có: 0,04 mol Zn(NO3)2 và 0,08 mol Al(NO3)3.

Vậy số mol NO3- còn lại để tạo NH4NO3 là:

0,4 - 0,04.2 - 0,08.3 = 0,08 mol

Do đó trong dung dịch tạo 0,04 mol NH4NO3

m = 0,04.189 + 0,08.213 + 0,04.80 = 27,8 gam

1 776 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: