TOP 10 mẫu Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (2024) SIÊU HAY

Trả lời Câu 3 (trang 57 Chuyên đề Ngữ Văn 11) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề Ngữ văn 11.

1 5,478 18/07/2024


Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

Gợi ý:

- Một số vấn đề có thể lựa chọn để viết: Bạn hiểu thế nào về sự trong sáng của tiếng Việt? Giới trẻ có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Thành phần nào trong xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của ngôn ngữ...

- Đoạn văn cần triển khai theo định hưởng của kiểu bài nghị luận. Do khuôn khổ của một đoạn văn, bạn cần chọn những lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu nhất và trình bày các nội dung một cách mạch lạc, súc tích.

Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (mẫu 1)

Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ hay, đẹp đẽ thuộc về dân tộc Việt Nam. Sự trong sáng của nó được thể hiện ở những quy tắc ngữ âm nhưng nó đang dần bị đe doa bởi sự thâm nhập của những ngôn ngữ khác. Đó là tình trạng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài lẫn vào tiếng Việt một cách vô tổ chức. “Tôi love bạn”, “Tôi like bạn”… là một trong số ít biểu hiện của tình trạng này. Các bạn trẻ dường như cảm thấy nó là ngầu, là bắt kịp xu hướng và ngày càng học theo nhau cách nói chuyện như vậy mà dần quên đi nghĩa tiếng Việt của nó. Có rất nhiều bạn chỉ vì sử dụng ngôn ngữ nước ngoài quá lâu mà dần quên mất tiếng mẹ đẻ của mình. Nhiều khi họ bất giác quên mất từ này trong tiếng Việt là gì nhỉ, sử dụng như thế nào… Điều này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự trong sáng và phát triển của tiếng Việt. Đáng nhẽ giới trẻ mới là những người cần phải tuyên truyền, làm giàu đẹp tiếng Việt nhưng giờ đây họ đang bị những xu hướng trên mạng xã hội thu hút và dần quên mất tiếng Việt vốn đẹp và trong sáng như thế nào. Điều này thật đáng lo ngại. Vậy nên chúng ta cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với tiếng Việt là như thế nào để từ đó có thái độ sử dụng đúng đắn với ngôn ngữ của dân tộc.

Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (mẫu 2)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, cần được gìn giữ. Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện qua một số phương diện. Đầu tiên, tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn… Tiếp đến, sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở chính hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Ngược lại, nói hoặc biết sai quy tắc, sai chuẩn mực là không trong sáng. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngôn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú cho từng ngôn ngữ. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó. Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Bởi vậy, mỗi người Việt Nam cần góp phần giữ gìn sự trong sáng qua cách sử dụng tiếng Việt sao cho đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh sử dụng.

Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (mẫu 3)

Một việc vô cùng khó khăn với xã hội hiện nay là giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Tiếng Việt được tạo lên với những truyền thống đạo lý, sự trong sáng về mọi mặt của dân tộc ta.

Ngày nay việc mạng xã hội phát triển kèm theo những ngôn ngữ ngoại lai du nhập vào nước ta một cách nhanh chóng và phát triển ở tầng lớp giới trẻ, giới trẻ đã sáng tạo ra những từ ngữ kí hiệu riêng gây nên hỗn loạn trong việc giao tiếp hàng ngày. Những từ ngữ sáng tạo ấy không hề có âm sắc ngữ nghĩa, nó được giới trẻ ngầm hiểu với nhau nhưng đôi khi trong cuộc sống hàng ngày họ cũng mang ra dùng gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Những người trẻ vô tư sử dụng những từ ngữ do mình sáng tạo kí hiệu ra mà vô tình không hay đã làm mất đi sự trong sáng thuần khiết của Tiếng Việt. Những ngôn ngữ được tạo nên không có trật tự, không có hệ thống mạch lạc rõ rang đã và đang được hòa trộn vào với Tiếng Việt, nó làm thay đổi đến sự giao tiếp giữa con người với con người, những người hiểu thì ít mà những người không hiểu thì nhiều. Cũng chính vì mải mê sáng tạo mà giới trẻ đã quên mất rằng phải học hỏi và trau dồi tiếng mẹ đẻ của mình nhiều hơn. Đó là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng trong xã hội ngày nay cần được loại bỏ.

Chính vì vậy, là một người công dân Việt Nam, chúng ta cần biết sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, cần giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc mình.

Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (mẫu 4)

Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng.

Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp. Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường.

Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng. Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình, đồng thời tránh cách nói thô tục, kệch cỡm để nói “lời hay, ý đẹp”.

Ý kiến về một vấn đề liên quan đến việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt (mẫu 5)

Tiếng Việt chính là quốc ngữ của dân tộc Việt Nam ta, và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây cũng đã luôn luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hơn nữa các bậc tiền bối này còn đã giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, cũng như là chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại. Thế nhưng, một sự thật đáng buồn đó chính là hiện nay, đặc biệt là chính trong xu thế hội nhập quốc tế, ta như thấy được bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực và mất dần đi những sự trong sáng vốn có của nó.

Thông qua đây ta như thấy được rằng chính điều đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ta cũng có thể thấy được rằng khi ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ hiện nay như đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Các bạn khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh vào một các vô tội vạ. Tất nhiên, ta dường như cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ và thật là nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Hơn nữa ta cũng cần biết được rằng tin học và công nghệ thông tin hiện nay dường như đã có quá nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt. Chắc chắn vì điều này cho nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài mới sử dụng được đúng ý muốn khi nói và viết tiếng Việt. Những từ ngữ công nghệ đó như Internet, trang web…, song ta như thấy được những điều mà thật đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài một cách lố bịch và thái quá. Khi đang nói một câu thuần Việt người ta cũng không quên thêm vào đó một số từ tiếng Anh để cho người nghe biết được mình rất am hiểu. Chính điều này sử dụng thái quá sẽ gây ra những điều không hề phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta.

Để ngụy biện cho những sự không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ta như thấy được người nói thường cho rằng đó chính là một cách để học tiếng Anh. Tiếng Anh là một ngôn ngữ hội nhập không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại ngày nay, điều đó là điều không thể phủ nhận được. Nhưng thực ra, để mà có thể muốn thực hành ngoại ngữ, mỗi người chúng ta hoàn toàn có thể nói, đồng thời cũng có thể viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài. Một cách học ngoại ngữ hiệu quả nữa đó chính là việc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam… Còn việc chúng ta khi nói cũng như viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai sẽ làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, trừ trường hợp bất đắc dĩ mà thôi. Không thể phủ nhận tiếng Việt của ta phần lớn và sự vay mượn tiếng Hán chiếm đến 80%. Nhưng người dùng không nên lai căng một cách thái quá. Ngày xưa các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán chính là những người “hay chữ lỏng” và có câu nói rất hay đó chính là“dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Khi mà bị thực dân Pháp xâm lược nước ta thì người dân nước ta cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều đến ngôn ngữ của chúng ta. Nhưng sau đó hiểu được điều này thù thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi mọi người hãy giữ lấy sự trong sáng của tiếng Việt.

Thực tế, ta như thấy được rằng chính người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông” như những câu nói mà đã quá quen thuộc với chúng ta. Mà dường như người ta lại thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ từ xưa đến nay chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận”. Quả thật chúng ta mà để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ đã từng nói thì chính Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và phải có sự kiểm soát. Hơn nữa là Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, cũng như là việc phải xây dựng quy định chuẩn về việc mọi người hiện nay dường như lại dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, hay những câu nói đời thường. Và đặc biệt ngay cả những văn bản chính thức của Nhà nước dường như cũng ít nhiều bị những thói quen không tốt này gây ra.

Và vẫn còn đó là các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chúng ta có thể loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai dường như cũng chính là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và ngoài ra đó cũng chính là sự tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, nó dường như cũng đã góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

1 5,478 18/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: