Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 35) Chuyên đề Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 35) Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 11.

1 3150 lượt xem


Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ (trang 35)

Câu hỏi đầu bài

Câu 1 (trang 35 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Gió, mưa, nắng,… là hiện tượng tự nhiên; còn lễ hội, cưới hỏi, thờ cúng… là hiện tượng xã hội. Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng xã hội và thử giải thích cơ sở để bạn coi đó là những hiện tượng xã hội. 

Trả lời:

Một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt phổ biến trong giới trẻ đó là Kpop. Đây được coi là một hiện tượng xã hội bởi nó được tạo nên bởi con người. Ban đầu, họ chỉ là những ca sĩ trình diễn các bản nhạc Hàn Quốc, dần dần do vẻ đẹp của ngoại hình và tài năng của họ được nhiều người biết đến và trở thành Idol trong giới trẻ. Họ say mê nghe nhạc, mua album, sách, truyện… liên quan đến nhóm nhạc hoặc người nổi tiếng nào đó. Đây chính là cách một hiện tượng xã hội được tạo ra.  

Câu 2 (trang 35 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Bạn đang học ngoại ngữ nào? Qua ngoại ngữ đó, bạn biết được gì về đời sống vật chất, phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lí… của người bản ngữ?

Trả lời:

Em có đang học một ngoại ngữ khác, đó là tiếng Pháp. Qua việc học ngôn ngữ này, nó giúp em hiểu ra rằng người Pháp rất lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua từng câu từ, lời nói họ sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, cũng như những quốc gia khác ở châu Âu, họ đều mang trong mình sự tự do, dân chủ và phóng khoáng trong cử chỉ, hành vi lời nói. Em nhận ra rằng họ rất biết cách hưởng thụ cuộc sống của mình, luôn dành cho mình những chuyến du lịch đến các nước khác và khám phá những nền văn hóa mới. 

I. Tìm hiểu tri thức

1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ

Câu 1 (trang 36 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội. 

Trả lời:

Ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội chính là cơ sở để hình thành lên ngôn ngữ và ngôn ngữ phản ánh trình độ phát triển của xã hội đó. Các thành viên trong một cộng đồng (tức xã hội) sử dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp giúp người với người hiểu nhau hơn. Đồng thời, ngôn ngữ là một phương tiện giúp chúng ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. 

Câu 2 (trang 36 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Bạn hiểu như thế nào về nhận định: Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người? 

Trả lời:

  Nhận định Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người có thể hiểu là ngay từ khi sinh ra, con người đều mang trong mình khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng này ở mỗi người lại khác nhau. Chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản để làm rõ quan điểm này đó là việc học nói ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi sinh ra, đến tầm 3-4 tuổi như bình thường là đã bập bẹ nói được những từ ngữ đơn giản. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng như vậy, nhiều trẻ khi đến 4, thậm chí là 5 tuổi vẫn chưa nói rõ từ, tiếng. Trường hợp này ta gọi là trẻ bị chậm nói. Như vậy, ta có thể kết luận tùy thuộc vào khả năng sử dụng bẩm sinh của mỗi con người mà chúng ta có thể học và sử dụng ngôn ngữ một cách khác nhau. Như vậy mới dẫn đến tình huống có những người học giỏi ngoại ngữ và có những người thì không. 

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Câu 1 (trang 38 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa?

Trả lời:

Nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa bởi văn hóa chính là một khái niệm rộng lớn để chỉ những thứ mà con người tạo ra, gồm cả đời sông vật chất và tinh thần của con người, và trong đó bao gồm cả văn hóa. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò như một phương tiện, một chiếc cầu nối giữa người với người trong một cộng đồng và góp phần truyền bá văn hóa của chúng ta đến với những cộng đồng khác. Bởi vậy, ngôn ngữ là một phần rất quan trọng của văn hóa. 

Câu 2 (trang 38 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong tiếng Việt. 

Trả lời:

 Tiếng Việt mang dấu ấn văn hóa Việt bởi nó là biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần và cách ứng xử của người dân Việt Nam. Cụ thể: 

- Từ ngữ chỉ những sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi trong đời sống

+ Thành ngữ, tục ngữ

+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa… trong giao tiếp 

- Từ ngữ xưng hô 

+ Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

+ Đại từ nhân xưng đa dạng 

Câu 3 (trang 38 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó?

Trả lời:

Cách xưng hô của tiếng Việt thường đa dạng và rất khác so với các ngôn ngữ khác. Ví du như trong tiếng Pháp, họ thường chỉ dùng hai chủ ngữ “tu” (người bạn thân thiết) và “vous” (chỉ nhiều người bạn hoặc người bạn mới gặp lần đầu). Nhưng trong tiếng Việt, chúng ta có rất nhiều cách xưng hô thể hiện rõ sự phân biệt về cấp bậc, quan hệ tuổi tác như người ít tuổi thường xưng là “anh”, nhiều tuổi hơn chút thì là “chú”, nhiều tuổi hơn nữa là “bác” và người lớn tuổi thì sẽ là “ông”… Hay những từ nhân xưng để chỉ mối quan hệ gần gũi giữa bạn bè với nhau cũng khá đa dạng như cậu tớ, chúng mình, bọn tớ…

Câu 4 (trang 38 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa? 

Trả lời:

Theo em, mối sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi chính sự đa dạng của văn hóa sẽ tạo nên sự đa dạng của ngôn ngữ và ngược lại. Đời sống vật chất và tinh thần tạo nên đời sống văn hóa phong phú cho chúng ta và để truyền tải nó đến với những cộng đồng khác, chúng ta sử dụng ngôn ngữ - thứ tiếng nói đặc trưng của dân tộc để chia sẻ với mọi người ở những cộng đồng khác. Đó chính là sức mạnh của ngôn ngữ, không chỉ làm phong phú văn hóa của dân tộc mình mà còn có thể truyền bá văn hóa của mình đến các dân tộc khác. Chúng ta – những người đang sống trong một cộng đồng nhất định đều có trách nhiệm phải duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình. 

Tìm hiểu văn bản "Linh hồn tiếng Việt"

Trong khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 38 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Chú ý cách tác giả mở đầu câu chuyện và giới thiệu nhân vật

Trả lời:

Tác giả mở đầu câu chuyện một cách trực tiếp, vào thẳng vấn đề và giới thiệu nhân vật của câu chuyện. Đây là cách mở đầu được sử dụng phổ biến trong văn học bởi sự ngắn gọn và dễ hiểu của nó.

Câu 2 (trang 39 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Chú ý việc một người nước ngoài tìm cách suy luận dễ hiểu của một câu tục ngữ Việt Nam. 

Trả lời:

Việc một người nước ngoài tìm cách suy luận để hiểu một câu tục ngữ của Việt Nam đã thể hiện rõ sự yêu mến, tôn trọng và mong muốn khám phá của một người đến từ một cộng đồng dân tộc khác đối với văn hóa Việt Nam. Điều đó cho thấy cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt Nam. 

Sau khi đọc văn bản

Câu 1 (trang 40 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy nghĩa là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ đơn giản với nhiều người Việt. 

Trả lời:

- Theo em hiểu, câu tục ngữ “Chó treo mèo đậy” đơn giản chỉ là để nhắc nhở chúng ta về cách để đồ ăn sao cho không bị chó và mèo ăn mất. Nhà có chó thì lên treo đồ ăn lên cao vì chó không thể leo trèo, nhà có mèo thì đậy lại bởi mèo giỏi leo trèo. 

 - Một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ep lại không hiểu được câu tục ngữ là một chuyện dễ hiểu bởi nếu như không được trải nghiệm cuộc sống của người dân Việt Nam, tác giả sẽ không thể nào biết được ý nghĩa của nó. Bởi thành ngữ, tục ngữ của chúng ta đều xuất phát từ cuộc sống thực tế, ông cha ta qua quá trình quan sát mà đúc kết lên. Vì vậy, nếu không hiểu được văn hóa, nếp sống của chúng ta, người nước ngoài sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu thành ngữ đó. 

Câu 2 (trang 40 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt” bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?

Trả lời:

Tác giả đã chứng mình linh hồn tiếng Việt bằng việc đưa ra một trường hợp độc đáo về một người nước ngoài giỏi tiếng Việt nhưng không hiểu ý nghĩa của thành ngữ tiếng Việt. Bởi theo ông, linh hồn của tiếng Việt nó không biểu hiện ở trên mặt chữ mà còn là ý nghĩa sâu xa mà câu thành ngữ đó mang lại. Ví dụ như qua câu tục ngữ trong bài, ta có thể hiểu được thời bấy giờ, đời sống của nhân dân ta rất khó khăn bởi vậy cha ông ta luôn coi trọng từng hạt cơm, nó đều rất quý báu vì là thành quả của sức lao động của nhân dân. Nhưng nếu nhân vật trong truyện không hiểu rõ về hoàn cảnh xưa của Việt Nam thì họ sẽ chẳng thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của thành ngữ đó. Đây chính là lý do tại sao khi chúng ta học về một ngôn ngữ của một đất nước thì chúng ta cần phải học cả về văn hóa của đất nước đó.  

Em thấy cách chứng minh này của tác giả rất độc đáo, sáng tạo và hoàn toàn hợp lý. Chúng ta sẽ không thể hiểu một nền văn hóa chỉ qua ngôn ngữ mà chúng ta cần phải học cả về những thứ khác nữa như ẩm thực, thói quen, trình độ phát triển… Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc đó một cách tường tận. Đó chính là linh hồn của ngôn ngữ.

II. Luyện tập, vận dụng

Câu 1 (trang 41 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Tìm kiếm thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:

a. Những ngôn ngữ nào trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất?

b. Những ngôn ngữ nào được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất?

c. Những ngôn ngữ nào được dùng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất. 

Trả lời:

 a. Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất với tư cách là tiếng mẹ đẻ là tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh. 

 b. Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất đó là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả-rập, tiếng Pháp

 c. Tiếng Anh là tiếng được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất. Tiếp đến là tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha… 

Câu 4 (trang 41 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chủ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung Phần 1, Chuyên để 2 chẳng hạn tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất, việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cầu khả năng phổ biến của E-xpêron tổ (Esperanto-quoc te ngu),....

Gợi ý:

- Hiện có nhiêu thông tin phong phủ và nhiều ý kiến trái ngược nhau và những vấn đề được gợi ý ở trên. Tìm đọc các thông tin và ý kiến đó để có cơ sở xác định một góc nhìn hay một quan điểm mà bạn cho là đúng đắn. Mỗi ván đủ sẽ đặt ra những câu hỏi riêng câu trả lời để chuẩn bị nội dung cho đoạn văn, chẳng hạn:

+ Tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất đang diễn ra như thế nào? Tình trạng có có ảnh hưởng cử đến đời sống của con người không ? Một ngôn ngủ bị mất đi có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng về văn hoá của nhân loại?

+ Tiếng Anh hiện đang được dùng rộng rãi như thế nào trên thế giới việc dùng tiếng Anh rộng rãi như vậy có những lợi ích và tác hại gi? Theo bạn, có năm dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ có đi dạy học trong nhà trường không vì sao? Có nhiều người cho rằng một số nước phát triển nhanh nhờ dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ, bạn có bình luận gì về ý kiến đó? 

+ Quốc tế ngữ là gi? Bạn đánh giá như thủ nào về triển vọng phát triển, phổ biểu của quốc tế ngữ? Dựa vào cơ sở nào mà bạn có đánh giá như vậy?

- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn cần nếu một câu chủ đề ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phần còn lại của đoạn sẽ trình bày lí a và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu. 

Trả lời:

Ngày nay, việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh và ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố thúc đẩy chúng. Việc sử dụng ngôn ngữ chung trên trường quốc tế ngày càng phổ biến và nó dần dẫn đến tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất. Sự biến mất của một ngôn ngữ thường được biểu hiện ở sự ít được mọi người biết đến; ít được sử dụng. Đó là khi một quốc gia thay vì dạy người dân thứ ngôn ngữ của họ thì họ quyết định dạy người dân của họ ngôn ngữ chung được sử dụng. Điều đó khiến cho ngôn ngữ vốn có của dân tộc họ bị mai một. Làm sao chúng ta có thể phát triển một ngôn ngữ khi nó chỉ được nói ở những người cao tuổi? Họ nên biết rằng những người trẻ mới là những người truyền bá tư tưởng, văn hóa của đất nước họ và cần thiết phải dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho họ. Thật đáng buồn khi thế hệ trẻ lại không biết đến văn hóa, lịch sử của dân tộc mình. Sự mai một về ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc phai nhòa về giá trị văn hóa bởi ngôn ngữ chính là một phần quan trọng tạo nên sắc thái riêng cho bản sắc văn hóa của một dân tộc. Chúng ta không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi bằng sự biến mất của một nền văn hóa đã có giá trị từ bao đời nay. Hãy học và truyền bá sự đa dạng văn hóa của dân tộc mình bằng việc sử dụng tiếng nói của mình. 

Câu 5 (trang 41 Chuyên đề Ngữ Văn 11): Thuyết trình về một vấn đề ngôn ngữ mà ban đã đề cập trong bài tập 4. 

Trả lời:

Chúng ta đều biết tiếng Anh – một thứ ngôn ngữ dường như được nói trên khắp thế giới và được sử dụng trong hầu hết các giao dịch quốc tế. Sự sử dụng rộng rãi của ngôn ngữ đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ biến mất của nhiều ngôn ngữ trên thế giới và tình trạng này đang ngày càng báo động. 

 Tình trạng này được hiểu là sự biến mất của một ngôn ngữ. Nói cách khác đó là khi chúng ta không sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình hoặc thậm chí là không biết đến tiếng mẹ đẻ của mình. Đó là trường hợp của nhiều quốc gia châu Phi, bởi chính sách nô dịch hàng thế kỷ của đế quốc trên đất nước của họ đã khiến ngôn ngữ và một số lĩnh vực khác của họ bị lệ thuộc. Ngay cả trong trường học, thứ mà bọn họ học không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ mà chính là ngôn ngữ của đế quốc đã từng thống trị họ. Và rồi, để tìm được ngôn ngữ đó, chúng ta chỉ có thể nghe từ những người già – những người đã chứng kiến lịch sử đã thay đổi như thế nào. Ngày nay, để thuận tiện cho việc giao lưu, học hỏi, nhiều người đã cho con của họ học tiếng Anh trước thay vì tiếng mẹ đẻ của chúng và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến ngôn ngữ mẹ đẻ của họ bị mai một. 

 Ảnh hưởng của tình trạng này là vô cùng to lớn. Bạn hãy thử tưởng tượng một đất nước người người nói tiếng Anh, không ai sử dụng tiếng mẹ đẻ, họ học theo văn hóa phương Tây rồi dần quên mất văn hóa vốn có của mình như thế nào. Đánh mất ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình cũng đồng nghĩa với việc bạn đang dần đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Chúng ta đều biết ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng để truyền bá và phản ánh văn hóa, mất nó cũng giống như mất đi văn hóa của chính mình. Thế hệ sau sẽ chẳng thể biết cha ông ta đã làm gì và làm như thế nào để có được đất nước ta đang sống như ngày nay. Đó chính là điểm bất lợi lớn nhất của việc biến mất một ngôn ngữ. 

 Bởi vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với văn hóa của đất nước mình. Chúng ta phải học ngôn ngữ của mình trước rồi đến những ngôn ngữ khác và phải luôn ưu tiên ngôn ngữ mẹ đẻ của mình lên vị trí hàng đầu. Cần phải học tập, rèn luyện và tiếp thu văn hóa của chính dân tộc mình. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về dân tộc mình mà còn giúp chúng ta thực hiện nghĩa vụ của mình đối với dân tộc đó là gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc. 

 Như vậy, tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ biến mất ngày càng trở lên phổ biến và chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc mình để từ đó đẩy lùi tình trạng trên. 

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội (trang 42)

Soạn bài Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (trang 50)

Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 58)

Soạn bài Đọc về một tác giả văn học (trang 59)

Soạn bài Viết về một tác giả văn học (trang 65)

1 3150 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: