Soạn bài Thuyết trình về một tác phẩm văn học (trang 83) Chuyên đề Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thuyết trình về một tác phẩm văn học (trang 83) Chuyên đề Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn Chuyên đề Văn 11.

1 770 02/04/2024


Soạn bài Thuyết trình về một tác phẩm văn học (trang 83)

I. Thuyết trình cá nhân về một tác giả văn học

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị bài thuyết trình theo hai phương án:

- Phương án 1: Khi thực hiện hoạt động viết ở Phần 2, bạn đã có được một bài giới thiệu phù hợp với mục đích và hướng lựa chọn đă xác định. Tóm tắt bài viết và chuyển bản tóm tắt đó thành đề cương bài thuyết trình.

- Phương án 2: Giới thiệu về một tác giả văn học chưa được thực hiện ở hoạt động viết. Bạn cần bắt đầu tiến hành các bước đọc về tác giả văn học như đă hướng dẫn ở Phần 1 , lựa chọn hướng viết và lập đề cương cho bài thuyết trình.

Đề cương phải có đầy đủ các phần theo bố cục của bài thuyết trình. Trong mỗi phần, các ý cần được tổ chức theo thứ tự hợp lí, giữa các ý có sự phân định rành mạch. Để nắm được những thao tác cơ bản, bạn hãy tham khảo cách tóm tắt sau (đối với bài giới thiệu Tố Hữu Nhà thơ cách mạng của Nguyễn Văn Long):

Mở đầu: Giới thiệu vị trí của Tố Hữu trong nền văn học Việt Nam.

Triển khai:

- Giới thiệu hoàn cảnh xuất thân, chặng đường hoạt động cách mạng và những cương vị xã hội của Tố Hữu.

- Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường trước Cách mạng.

- Giới thiệu về sự nghiệp văn học của Tố Hữu chặng đường sau Cách mạng.

- Giới thiệu về vai trò lãnh đạo văn nghệ cách mạng của Tố Hữu.

Kết thúc: Khẳng định lại vị trí của nhà thơ trong nền văn học Việt Nam và những giải thưởng đã đạt được.

Lưu ý:

- Ở mỗi phần, mỗi ý, bên cạnh việc nêu nội dung cơ bản, dẫn chứng tiêu biểu, cẩn ghi chú cách trình bày, thời gian dành cho từng phần. Những ghi chú này có tác dụng giúp người nói chủ động, nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi, tránh tình trạng lan man.

- Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị trình chiếu, slide, các video clip, thiết bị âm thanh (nếu có).

2. Trình bày bài giới thiệu

Bài thuyết trình cá nhân trước hết được trình bày theo kế hoạch đã đặt ra với chuyên đề này, ngoài ra, có thể được thực hiện với các quy mô, hình thức tổ chức và trước những đối tượng người nghe khác nhau. Bạn có thể trình bày bài thuyết trình về một tác giả văn học theo các bước sau:

Mở đầu:

- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân (tên, lớp, trường,...).

- Giới thiệu tác giả văn học và mục đích của việc trình bày, giới thiệu về tác giả đó.

Triển khai:

- Dựa vào đề cương đă chuẩn bị hoặc các slide trình chiếu, lần lượt trình bày từng ý về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp của tác giả theo hướng đã lựa chọn. Nhấn mạnh trọng tâm của vấn đề, thuyết trình rŏ ràng; diễn giải, phân tích dẫn chứng ở những chỗ cần làm sáng tỏ.

- Nếu có video clip trình chiếu xen kẽ, cần làm rõ sự kết nối giữa bài giới thiệu và hình ảnh.

- Khi trình bày, thường xuyên tương tác với người nghe; tuỳ thái độ, phản ứng của người nghe mà điều chỉnh, bổ sung những thông tin cần thiết. Tuyệt đối tránh tình trạng đọc bài viết soạn sẵn.

Kết thúc: Khẳng định lại vị trí của tác giả văn học và sự cần thiết của việc nắm được các thông tin cơ bản về tác giả nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn.

II. Tổ chức diễn đàn giới thiệu về một tác giả văn học

Diễn đàn về một tác giả văn học là hình thức sinh hoạt tập thể có quy mô rộng, có chủ đề xác định, tập trung bàn về một tác giả lớn đang thu hút sự quan tâm của độc giả hoặc một tác giả được học trong chương trình môn Ngữ văn (vốn tiêu biểu cho một xu hướng, trào lưu, thời đại văn học, phong cách nghệ thuật). Để tổ chức diễn đàn, cần tuân thủ một số hoạt động chung: lựa chọn chủ đề, phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng kịch bản phối hợp giữa các thành viên theo sự điều hành chung.

Các bước tổ chức diễn đàn bao gồm:

1. Chuẩn bị

- Thành lập ban tổ chức: Ban tổ chức có thể gồm đại diện Ban Giám hiệu, thầy/ cô giáo đại diện tổ bộ môn Ngữ văn, đại diện Đoàn thanh niên, đại diện cán bộ Đoàn một số lớp, nhóm học sinh yêu thích môn Ngữ văn,...

+ Ban tổ chức xác định chủ đề, mục đích của việc tổ chức hoạt động. Thông thường, hoạt động giới thiệu một tác giả văn học cần hướng tới một mục tiêu nhất định (mối liên hệ giữa tác giả với chương trình môn Ngữ văn hoặc nhân dịp kỉ niệm về tác giả,...).

+ Ban tổ chức thống nhất các nội dung của diễn đàn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên (chuẩn bị, tập hợp tư liệu về tác giả, xây dựng đề cương, phân công người trình bày).

+ Xây dựng kịch bản và phân công người dẫn chương trình (nên là học sinh).

+ Chọn ngày tổ chức diễn đàn, lập các danh sách cần thiết và gửi giấy mời đến những người tham gia theo các tư cách khác nhau.

- Thành lập ban tham vắn: Ban tham vấn là các thầy, cô giáo, các chuyên gia,... những người có uy tín, có chuyên môn có thể giải đáp, trao đổi về những vấn đề mà các bạn muốn tìm hiểu về tác giả văn học.

Lưu ý:

- Những bạn được giao nhiệm vụ trình bày cẩn tìm hiểu kĩ về tác giả, trao đổi với nhau để soạn đề cương cho bài giới thiệu.

- Người được giao dẫn chương trình chuẩn bị kịch bản cho buổi tổ chức diễn đàn.

- Bộ phận phụ trách kiểm tra việc dựng sân khấu, làm poster và chuẩn bị các thiết bị kĩ thuật (máy chiếu, ánh sáng, âm thanh,...).

2. Tổ chức diễn đàn

- Giới thiệu mục tiêu, chương trình diễn đàn, khách mời, người trình bày, các thành phần tham gia.

- Người trình bày bài giới thiệu về một tác giả văn học dựa vào đề cương và các slide (nếu có) để thuyết trình.

- Người dẫn chương trình kết nối người trình bày với người nghe để hỏi, trao đổi về một số khía cạnh liên quan đến tác giả văn học được giới thiệu. Người trình bày có thể giải đáp nhanh một số câu hỏi do người nghe nêu lên.

- Đại biểu, ban tham vấn trao đổi, giải đáp, bổ sung, làm rõ, trả lời ý kiến của các thành viên tham gia.

- Bế mạc: Khẳng định vị trí của tác giả văn học, nêu thông điệp hoặc bài học rút ra từ nội dung trao đổi tại diễn đàn.

3. Đánh giá kết quả diễn đàn

- Có thể đánh giá kết quả diễn đàn qua lời phát biểu cảm tưởng của đại diện học sinh hoặc nhận xét của người đại diện ban tổ chức diễn đàn.

- Kết quả của diễn đàn cũng có thể được đánh giá thông qua số lượng câu hỏi và các vấn đề trao đổi của học sinh, cŭng như những ý kiến trả lời, phản hồi của các đại biểu, các thầy, cô giáo và ban tham vấn.

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Soạn bài Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội (trang 42)

Soạn bài Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp (trang 50)

Soạn bài Tri thức tổng quát (trang 58)

Soạn bài Đọc về một tác giả văn học (trang 59)

Soạn bài Viết về một tác giả văn học (trang 65)

1 770 02/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: