VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Với giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

1 1714 lượt xem


Giải VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Bài tập 1 trang 88 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 94) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 1 trang 88 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Phân tích đặc điểm nhân vật là................

Trả lời:

Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả và nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm,...

Câu 2 trang 88 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, các em cần chú ý những gì?

Trả lời:

Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, các em cần chú ý:

- Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm văn học.

- Đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó.

- Ghi chép các chi tiết về nhân vật.

- Nhận xét, đánh giá về nhân vật.

- Lập dàn ý và viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý đã lập.

Bài tập 2 trang 89 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Cho đề bài: Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi.

Câu 1 trang 89 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm ý và lập dàn ý.

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các hỏi tìm ý như thế nào?

- ..........................................................................................................................

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở bài:

............................................................................................................................

- Thân bài:

............................................................................................................................

- Kết bài:

............................................................................................................................

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các hỏi tìm ý như thế nào?

- Đặc điểm nhân vật Võ Tòng được khắc họa từ phương diện nào?

- Có thể thấy Võ Tòng là người như thế nào?

- Nhân vật Võ Tòng để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì về con người Nam Bộ?

b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài văn? (Chỉ nêu ý, chưa viết thành văn)

- Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng.

- Thân bài:

+ Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

·        Lai lịch: “...chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu.”

·        Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp trong mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao...

·        Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời một tiếng, cười nhạt rồi bỏ làng vào rừng sinh sống...

·        Hành động và việc làm.

+ Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng.

- Kết bài:

+ Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?)

+ Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay.

Câu 2 trang 90 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Viết bài văn.

Trả lời:

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của nhà văn Đoàn Giỏi.

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ. 

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng sinh sống.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Có thể thấy, nhà văn đã khắc họa lên một chú Võ Tòng tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết.

Câu 3 trang 90 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Kiểm tra và chỉnh sửa

- Kiểm tra lại đoạn văn và bài văn đã viết, phát hiện các lỗi về nội dung (thiếu ý, trùng lặp ý,...) và hình thức (chính tả, ngữ pháp, liên kết câu,...):

............................................................................................................................

- Nêu cách sửa chữa:

............................................................................................................................

Trả lời:

HS dựa vào bài viết của em để rút ra.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 94

Tự đánh giá trang 95

Kiến thức ngữ văn trang 98

Văn bản 1: Ca Huế

Văn bản 2: Hội thi thổi cơm

1 1714 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: