VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Với giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

1 1,935 01/11/2022


Giải VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Bài tập 1 trang 68 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 75) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 1 trang 68 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là gì?

“Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là.....................................

Trả lời:

“Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học.

Câu 2 trang 68 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc, các em cần chú ý:

- Xác định:...........................................................................................................

- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:.................................................................................

-...........................................................................................................................

Trả lời:

- Xác định: đối tượng biểu cảm (con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học?)

- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì?

- Lập dàn ý cho bài viết.

- Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực.

Bài tập 2 trang 68 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Cho đề bài: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em có ấn tượng hoặc yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học.

Câu 1 trang 68 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm ý và lập dàn ý.

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

Ví dụ: - Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào?

............................................................................................................................

b) Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.

............................................................................................................................

- Thân bài: Nêu các ý lớn em sẽ viết trong phần thân bài.

+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc.

............................................................................................................................

+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc.

............................................................................................................................

+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu.

............................................................................................................................

- Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong văn bản.

............................................................................................................................

Trả lời:

a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?

- Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng trong đoạn trích Bạch tuộc là ai, sự việc nào?

- Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì?

- Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?

b) Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích Bạch tuộc mà em muốn viết bài văn biểu cảm.

Nhân vật em muốn viết bài văn biểu cảm: nhân vật Nê-mô.

- Thân bài: Nêu các ý lớn em sẽ viết trong phần thân bài.

+ Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc: cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô.

+ Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc: thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm, vị tha (cùng các đồng đội của mình xông pha, giáp chiến với những con bạch tuộc khổng lồ mà không hề run sợ, cảm thông, thể hiện lòng đau xót khi thấy một đồng đội của mình mất khi bị biển cả nuốt)

+ Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu (Lòng dũng cảm thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước; Tình yêu thương và tinh thần đồng đội thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt).

- Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong văn bản.

Câu 2 trang 69 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Viết đoạn văn, bài văn biểu cảm.

a) Viết mở bài cho bài văn (khoảng 3-5 dòng)

b) Viết đoạn văn về một ý trong thân bài mà em thích nhất (khoảng 5-7 dòng)

Ví dụ: Đọc đoạn trích Bạch tuộc, em thực sự cảm phục và có ấn tượng mạnh mẽ về nhân vật Nê-mô.

Trả lời:

a) Trong văn bản Bạch tuộc của nhà văn Giuyn Véc-nơ, cuộc va chạm của các nhà thám hiểm với những chú bạch tuộc khổng lồ đã khiến em càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ về những nhân vật có lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội đoàn kết cùng nhau chiến đấu, và trong số những nhân vật đó, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng  Nê-mô.

b) Cuộc chiến đấu với những con bạch tuộc khủng lồ là cuộc chiến đầy nguy hiểm, căng thẳng và dữ dội. Tuy vậy, thuyền trường Nê-mô cùng với những người đồng đội của mình không hề nao núng, run sợ. Ông lấy rìu chặt phăng cái cái vòi khiến những con quái vật tuột ra khỏi mép tàu và lặn dần xuống biển. Khi đồng đội bị một cánh tay thủy quái quấn chặt, Nê-mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Cuộc giải cứu thất bại, Nê-mô mình nhuốm đầy máu, mặt rầu rĩ đứng dựa bên chiếc đèn pha mà ứa lệ. Qua đó, ta thấy được trận đấu diễn ra thật khủng khiếp, đầy gay cấn, đồng thời cũng khắc họa rõ nét được nhân vật Nê-mô là người gan dạ, dũng cảm.

Xem thêm lời giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề

Tự đánh giá trang 73

Kiến thức ngữ văn trang 76

Văn bản 1: Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam

Văn bản 2: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

1 1,935 01/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: