VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Ông đồ

Với giải Vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ông đồ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7.

1 1,432 01/11/2022


Giải VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Ông đồ

Bài tập 1 trang 33 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 33 VBT Ngữ văn 7 Tập 1:

a) Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.

b) Nêu ra những thông tin cơ bản em đã tìm được về nhà thơ Vũ Đình Liên.

c) Ghi lại một số thông tin em tìm được về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

Trả lời:

a) Một sô bài thơ khác: Thao thức, Trở gió,...

b) Những thông tin cơ bản về nhà thơ Vũ Đình Liên: (12/11/1913- 18/1/1996) sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.  Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…

c)- Chữ Nho còn gọi là chữ Nôm cũ, là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt. Chữ Nôm được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán (chủ yếu là phồn thể), vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết và biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

- Nghệ thuật viết chữ Nho: xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản.

Câu 2 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Xác định vần và nhịp của bài thơ Ông đồ.

Trả lời:

- Vần: vần cách.

- Nhịp: 2/3 và 3/2.

Câu 3 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Cảnh hiện lên phần đầu bài thơ: hoa đào nở, phố đông người, không khí đông vui tấp nập của ngày Tết.

- Người hiện hiên phần đầu bài thơ: ông đồ già với mực tàu, giấy đỏ, bao nhiêu người thuê viết, là hình ảnh gần gũi quen thuộc trong mỗi dịp Tết.

Câu 4 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Trong khổ thơ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Trả lời:

Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết: “hoa tay thảo những nét/ như phượng múa rồng bay”.

Câu 5 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Từ “nhưng” ở dòng 9 (Nhưng mỗi năm mỗi vắng) có vai trò gì?

Trả lời:

Từ “nhưng” ở dòng 9 (Nhưng mỗi năm mỗi vắng) có vai trò dẫn dắt ý thơ từ khổ trước với khổ sau.

Câu 6 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

Trả lời:

Hình ảnh ở khổ cuối khác với khổ đầu là: không thấy ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ nữa; phố không còn đông đúc tấp nập.

Câu 7 trang 34 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Tìm hiểu nghĩa của một số từ trong bài thơ:

- Ông đồ:.............................................................................................................

- Mực tàu:............................................................................................................

- Tấm tắc:............................................................................................................

- Hoa tay:............................................................................................................

- Thảo:................................................................................................................

- Nghiên:.............................................................................................................

Trả lời:

- Ông đồ: thầy dạy học chữ Nho ngày xưa.

- Mực tàu: thỏi mực đen mài với nước làm mực để viết chữ Hán, chữ Nôm hoặc để vẽ bằng bút lông.

- Tấm tắc: luôn miệng nói ra những tỏ ý khen ngợi, khâm phục.

- Hoa tay: đường vân xoáy tròn ở đầu ngón tay, được coi là dấu hiệu của tài hoa.

- Thảo: viết tháu, viết nhanh.

- Nghiên: dụng cụ làm bằng chất liệu cứng, có lòng trũng để mài và đựng mực tàu.

Bài tập 2 trang 35 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Câu 1 trang 35 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Bài thơ Ông đồ viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”.

- Người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là tác giả Vũ Đình Liên. Đó là niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.

Câu 2 trang 35 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian: ông đồ thời Nho học thịnh hành và hình ảnh ông đồ khi Nho học suy tàn.

 - Các trình bày đó có tác dụng giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát tổng thể, thấy rõ được thái độ của khách qua đường đối với người nghệ sĩ.

Câu 3 trang 35 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

- Ở khổ 1,2 ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trong không khí đông vui tấp nập người qua lại còn ở khổ 3,4 ông đồ vẫn ngồi đó nhưng không ai hay.

- Ở khổ 1,2 cũng với mực tàu, giấy đỏ người ta ca ngợi tài năng của ông đồ “phượng múa, rồng bay” thì ở khổ 3, 4 là hình ảnh ông đồ ế ẩm với “giấy đỏ buồn không thắm,  mực đọng trong nghiên sầu”; người thuê viết vắng bóng.

Sự khác nhau ấy đã khắc họa hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộ đời của người nghệ sĩ Nho học.

Câu 4 trang 36 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ: điệp từ, câu hỏi tu từ, đối lập (hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai), so sánh (như phượng múa rồng bay), nhân hóa (giấy đỏ buồn, mực sầu)…. 

- Tác dụng: khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. 

Câu 5 trang 36 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

- Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài trời mưa bụi bay.

Trả lời:

Theo em, những dòng thơ đó tả cảnh bởi vì mượn cảnh giấy đỏ buồn, mực đọng để chỉ tình cảnh đáng thương của ông đồ, mượn cảnh lá vàng, mưa bụi bay để gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội.

Câu 6 trang 36 VBT Ngữ văn 7 Tập 1: Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

Trả lời:

Tục “xin chữ” mỗi dịp Tết là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút long, mực đen và viết trên giất đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc.

Vẽ minh họa cho bài thơ:

VBT Ngữ văn 7 (Cánh diều) Ông đồ (ảnh 1)

Xem thêm lời giải Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 37

Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa

Viết: Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

 

1 1,432 01/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: