Vật Lí 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Chuyển động thẳng
Với giải bài tập Vật Lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật Lí học 10 Chương 2.
Giải bài tập Vật Lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng
Video giải Vật Lí 10 Bài 4: Chuyển động thẳng
Lời giải:
Có thể hiểu theo hai cách:
- Cách 1: Trên cùng một đoạn đường thì thời gian chuyển động của bạn đi xe đạp dài hơn thời gian chuyển động của bạn đi bộ.
- Cách 2: Vận tốc trung bình trên cả quãng đường của bạn đi bộ lớn hơn vận tốc trung bình của bạn đi xe đạp.
1. Một số khái niệm cơ bản trong chuyển động
Lời giải:
Vị trí và tọa độ của vật có phụ thuộc vào vật làm gốc. Ví dụ: Xét một chiếc xe bus đang chở học sinh đến trường. Nếu lấy một vật cố định như cái cây, ngôi nhà... ven đường làm mốc thì xe sẽ chuyển động khác với việc lấy bác tài xế lái xe làm gốc.
2. Tốc độ
Lời giải:
Xác định tốc độ trung bình trong hai quãng đường bơi trên:
- Tốc độ vận động viên bơi nội dung 100 m:
- Tốc độ vận động viên bơi nội dung 200 m:
So sánh hai tốc độ trên có thể thấy ở nội dung 100 m, vận động viên này bơi nhanh hơn so với nội dung 200 m.
Lời giải:
Tốc độ trung bình không diễn tả chính xác tính chất nhanh chậm của chuyển động giống như tốc độ tức thời. Một số ví dụ chứng tỏ điều này:
- Một xe ô tô đi từ Hà Nội tới Phú Thọ (quãng đường khoảng 100 km) hết 5 giờ, không thể kết luận xe ô tô đó luôn di chuyển với tốc độ tức thời rơi vào khoảng 20 km/h vì thực tế, xe có thể bị tắc đường tại Hà Nội khoảng 2 giờ đồng hồ và phải đi rất chậm trong quãng thời gian đó. Ở đoạn đường thông thoáng còn lại, xe ô tô thường di chuyển với tốc độ cao hơn khoảng 60 – 80km/h tùy theo tốc độ tối đa cho phép
- Một vận động viên điền kinh chạy 100 m hết khoảng 10 s thì không thể kết luận anh ta luôn chạy với tốc độ 10 m/s vì ở giai đoạn xuất phát, vận tốc luôn chậm hơn 10 m/s và ở giai đoạn bứt tốc độ, tốc độ của vận động viên luôn phải lớn hơn 10 m/s. Hình trên là ví dụ về tốc độ của vận động viên Usain Bolt (một vận động viên điền kinh huyền thoại)
Lời giải:
Rùa chiến thắng Thỏ trong cuộc đua là do Rùa có tốc độ trung bình lớn hơn. Thỏ có tốc độ trung bình nhỏ vì dành nhiều thời gian không chuyển động trên đường đua mà làm việc khác.
Tuy nhiên nếu xét về nhanh chậm thì Thỏ vẫn nhanh Rùa vì:
- Nếu cùng chạy trong một khoảng thời gian (chỉ tập trung chạy đua) thì Thỏ luôn đi được quãng đường xa hơn.
- Tốc độ tức thời tại bất kì thời điểm khi chạy nào của Thỏ luôn lớn hơn Rùa. (điều này thực sự không cần làm thí nghiệm kiểm chứng cũng có thể khẳng định được).
3. Vận tốc
Lời giải:
Tình huống trong hình 4.4a: Nếu lấy gốc tọa độ và chiều dương như hình vẽ thì
- Xe A chuyển động từ trái sang phải, quãng đường đi được là |xB - xA|
- Xe B chuyển động từ phải sang trái, quãng đường đi được cũng là |xB - xA|.
Tình huống trong hình 4.4b: Nếu lấy gốc tọa độ và chiều dương như hình vẽ thì vận động viên khi bơi đoạn thứ nhất từ đầu trái bể bơi sang đầu phải bể bơi hết quãng đường l. Khi quay lại thì bơi với chiều ngược lại cũng với quãng đường l.
Lời giải:
- Với ô tô A: Độ dịch chuyển xB - xA > 0. Quãng đường dịch chuyển |xB - xA| > 0.
- Với ô tô B: Độ dịch chuyển xA - xB < 0. Quãng đường dịch chuyển |xB - xA| > 0.
- Với vận động viên bơi: Độ dịch chuyển d = 0 (do xuất phát và kết thúc chuyển động tại cùng một vị trí). Quãng đường dịch chuyển 2l > 0.
Luyện tập trang 27 Vật lí 10: Xét quãng đường AB dài 1000 m với A là vị trí nhà của em và B là vị trí của bưu điện (Hình 4.6). Tiệm tạp hóa nằm tại vị trí C là trung điểm của AB. Nếu chọn nhà em làm gốc tọa độ và chiều dương hướng từ nhà em đến bưu điện. Hãy xác định độ dịch chuyển của em trong các trường hợp:
a) Đi từ nhà đến bưu điện.
b) Đi từ nhà đến bưu điện rồi quay lại tiệm tạp hóa.
c) Đi từ nhà đến tiệm tạp hóa rồi quay về đến nhà.
Lời giải:
a, Từ nhà đến bưu điện: Độ dịch chuyển xB - xA .
b, Đi từ nhà đến bưu điện rồi quay lại tiệm tạp hóa: Độ dịch chuyển xC - xA .
c) Đi từ nhà đến tiệm tạp hóa rồi quay về: Độ dịch chuyển xA - xA = 0.
Lời giải:
Nếu có hai xe máy cùng xuất phát tại bưu điện và cùng chuyển động thẳng cùng tốc độ thì không đủ dữ liệu để xác định vị trí của hai xe vì ta không rõ hai xe máy đó chuyển động theo chiều như thế nào (âm, dương, cùng chiều nhau hay ngược chiều nhau).
Lời giải:
Tốc độ trung bình của vận động viên: v=st=2lΔt2
Vận tốc trung bình của vận động viên (độ lớn): |→v|=|→d|t=0Δt2=0
4. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian
Câu hỏi 7 trang 28 Vật Lí 10: Dùng số liệu của hai chuyển động trong Hình 4.7 và 4.8:
a) Xác định độ dịch chuyển trong các khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau của mỗi chuyển động.
b) Vẽ vào vở đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) ứng với mỗi chuyển động.
Lời giải:
Bảng tính toán dựa trên hình 4.7
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian ứng với hình 4.7
Bảng tính toán dựa trên hình 4.8
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian ứng với hình 4.8
Lời giải:
- Độ dốc của một đường thẳng trùng với đường thẳng đó. Độ dốc có thể mang dấu dương, âm hoặc có khi bằng không, tùy theo tính chất lên hay xuống của đồ thị.
- Từ đồ thị d – t, vận tốc được xác định bằng công thức tính tốc độ trung bình
|ΔdΔt|=|d2−d1t2−t1|
- Trong trường hợp đường thẳng, tốc độ trung bình tính theo công thức trên là một hằng số không thay đổi theo thời gian. Tốc độ trung bình cũng có giá trị bằng tốc độ tức thời.
Lời giải:
- Nhận xét:
Tại vị trí A, vật đang chuyển động thẳng đều do đồ thị là đường thẳng, hướng lên. Tốc độ tức thời ở vị trí A có thể xác định bằng cách tính tốc độ trung bình ở phần đồ thị dốc lên này: |v1|=|Δd1Δt1|=42=2 m/s. (Hoặc 2/1 nếu lấy tốc độ trung bình trên đoạn OA cũng vẫn đúng)
- Tại vị trí B: trên đoạn này đồ thị có dạng đường nằm ngang, song song với trục thời gian, tức là độ dịch chuyển không thay đổi theo thời gian, suy ra vật không chuyển động. Tốc độ tức thời v2 = 0 m/s
- Tại vị trí C, vật chuyển động thẳng đều do đồ thị là đường thẳng, hướng xuống, tuy nhiên chuyển động theo chiều ngược lại. Tốc độ tức thời có thể xác định tương tự vị trí A|v3|=|Δd3Δt3|=|2−44−3|=2m/s
a) Hãy vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của xe đồ chơi.
b) Hãy xác định vận tốc và tốc độ tức thời tại các thời điểm 2 s, 4 s, 6 s, 10 s và 16 s.
Lời giải:
a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.
b) Xác định vận tốc và tốc độ tức thời tại các thời điểm 2s, 4s, 6s, 10s và 16s.
Để xác định tốc độ tức thời ta dựa theo công thức |v|=|ΔdΔt| còn để xác định vận tốc tức thời ta dựa vào công thức v=ΔdΔt. Lưu ý: Các vận tốc và tốc độ tức thời xác định dựa theo vận tốc hoặc tốc độ trung bình trong phần đồ thị là phần đoạn thẳng có chứa điểm được xét.
Kết quả theo bảng sau
Bài tập (Trang 31)
a) Dựa vào định nghĩa của vận tốc, hãy lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe. Khi hai xe gặp nhau, có mối liên hệ nào giữa các tọa độ?
b) Cho biết hai xe gặp nhau lúc 9 giờ. Tìm vận tốc của xe xuất phát từ B.
Lời giải:
a, Nhận xét:
- Hai xe đều chuyển động với tốc độ không đổi và đi theo đường thẳng nên đều chuyển động thẳng đều.
- Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương là chiều từ A đến B. Ta có mối liên hệ giữa tọa độ và vận tốc mỗi xe như sau
xA=vAt(km)
xB=50+vBt(km) (vB phải là số âm do chuyển động ngược chiều A)
Khi hai xe gặp nhau thì tọa độ của chúng phải giống nhau nên xA = xB.
b, Hai xe xuất phát lúc 8h30 và gặp nhau lúc 9h nên thời gian chuyển động t = 30 phút = 0,5h.
Giải phương trình xA = xB
⇔vAt=50+vBt⇔60.0,5=50+vB.0,5⇔vB=−40km/h
Hãy sắp xếp các điểm trên đồ thị theo thứ tự:
a) Vận tốc tức thời từ âm sang dương.
b) Tốc độ tức thời tăng dần.
Lời giải:
a, Nhận xét: Vận tốc tức thời là độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d – t) tại điểm đang xét. Dễ thấy tại Q và S vật đổi chiều chuyển động nên tiếp tuyến tại 2 điểm đó song song với trục hoành của đồ thị, độ dốc bằng 0. Tại điểm P vật đang chuyển động theo chiều dương nên độ dốc dương, tại điểm R vật đang chuyển động theo chiều âm nên độ dốc âm.
Từ đó, vận tốc tức thời từ âm sang dương được xếp theo thứ tự điểm R (âm), Q và S (0) rồi tới P (dương).
b, Tốc độ tức thời là độ lớn độ dốc của đồ thị trên nên điểm nào ở khu vực có độ dốc nhiều nhất sẽ lớn nhất. Suy ra thứ tự tốc độ tức thời tăng dần là Q và S (0), P (độ dốc nhỏ) và R (độ dốc lớn nhất).
Lý thuyết Chuyển động thẳng
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG CHUYỂN ĐỘNG
- Chất điểm: Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với quãng đường đi được hoặc so với khoảng cách mà ta đề cập đến.
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời xem là chất điểm khi xét trong không không gian
(Hình tỉ lệ chỉ mang tính tương đối)
- Vị trí: Để xác định vị trí của vật, ta cần chọn một vật khác làm gốc. Sau đó gắn vào vật này một trục Ox hoặc hệ tọa độ Oxy. Khi đó, vị trí của vật có thể được xác định bởi tọa độ x=¯OM. Vật làm gốc, hệ trục tọa độ kết hợp với đồng hồ đo thời gian tạo thành hệ quy chiếu.
- Thời điểm: Thời gian có thể biểu diễn thành một trục gọi là trục thời gian. Chọn một điểm nhất định làm gốc thời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là thời điểm.
- Quỹ đạo: Đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
2. TỐC ĐỘ
a. Tốc độ trung bình
- Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian để vật thực hiện quãng đường đó
vtb=sΔt
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s
Một số đơn vị thường dùng khác của tốc độ là km/h, km/s, cm/s,…
b. Tốc độ tức thời
- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu v) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Giá trị trên tốc kế cho biết tốc độ tức thời
3. VẬN TỐC
a. Độ dịch chuyển
- Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật
d=x2−x1=Δx
- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, kí hiệu là →d
- Độ dịch chuyển có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không. Quãng đường là đại lượng không âm.
b. Vận tốc
- Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó
→vtb=→dΔt=Δ→xΔt
- Xét trong một khoảng thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận tốc tức thời. Độ lớn của vật tốc tức thời chính là tốc độ tức thời.
- Tốc độ trung bình chỉ bằng độ lớn của vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều.
4. ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN
a. Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dựa vào số liệu cho trước
Ví dụ:
Từ số liệu này có thể vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian
- Đồ thị có dạng đường thẳng, đi qua gốc tọa độ nên chuyển động của con rùa là chuyển động thẳng đều.
b. Xác định vận tốc từ độ dốc của đồ thị (d – t)
- Vận tốc tức thời của vật tại một thời điểm được xác định bởi độ dốc của tiếp tuyến với đồ thị (d – t) tại thời điểm đang xét.
- Tốc độ tức thời tại một thời điểm chính là độ lớn của độ dốc tiếp tuyến của đồ thị (d – t) tại điểm đó.
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
Bài 7: Gia tốc - Chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo