Giải Vật Lí 10 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Năng lượng và công
Với giải bài tập Vật Lí 10 Bài 15: Năng lượng và công sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật Lí 10 Bài 15.
Giải Vật Lí lớp 10 Bài 15: Năng lượng và công
Lời giải:
Năng lượng là khả năng làm biến đổi về trạng thái hoặc thực hiện công, tác dụng lên một hệ vật chất. Khi được truyền từ vật này sang vật khác bằng cách tác dụng lực thì phần năng lượng được tính bằng công của lực tác dụng.
1. Năng lượng
Khái niệm năng lượng
Lời giải:
Những dạng năng lượng đã được học ở môn Khoa học tự nhiên:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi
+ Năng lượng hóa học
+ Năng lượng âm thanh
+ Nhiệt năng
+ Quang năng
+ Năng lượng hạt nhân
Tính chất của năng lượng
Lời giải:
Ta có 1 cal= 4,184 J 280 cal = 1171,52 J.
2. Định luật bảo toàn năng lượng
Quá trình chuyển và chuyển hóa năng lượng
Lời giải:
a. Ánh sáng mặt trời qua thấu kính hội tụ tại 1 điểm trên giấy làm giấy bốc cháy. Sự chuyển hóa từ quang năng sang nhiệt năng.
b. Nhiệt năng truyền từ bếp gas sang ấm nước và nước trong ấm thông qua quá trình truyền nhiệt. Nhiệt năng được truyền từ vật này sang vật khác.
c. Động năng từ tay người truyền qua thanh củi khiến củi nóng nên thông qua quá trình thực hiện công. Sự chuyển hóa từ động năng sang nhiệt năng, quang năng.
d. Điện năng truyền từ thiết bị sạc tới chiếc điện thoại thông qua quá trình truyền năng lượng điện từ. Điện năng được truyền từ vật này sang vật khác.
Hãy chỉ ra quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp như Hình 15.4 và 15.5.
Lời giải:
15.4: Động năng của người được truyền cho xe thông qua quá trình tác dụng lực.
15.5a. Ban đầu người ở dưới truyền động năng cho người chơi xích đu thông qua quá trình tác dụng lực. Sau đó xích đu tự rơi xuống dưới nhờ vào tác dụng của trọng lực.
15.5b. Động năng được người truyền cho bình thông qua quá trình tác dụng lực.
15.5c. Giấy và bề mặt được tay người truyền năng lượng thông qua quá trình tác dụng lực.
Lời giải:
Như đã phát biểu, năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Việc chế tạo động cơ hoạt động liên tục mà không cần cung cấp năng lượng cho động cơ là trái với định luật bảo toàn năng lượng. Do đó, không thể chế tạo được loại động cơ như vậy.
Minh họa sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng
Lời giải:
Dụng cụ: hòn bi, máng cong
Tiến hành thí nghiệm: Đặt hòn bi ở một đầu của máng cong, rồi sau đó thả nhẹ. Quan sát chuyển động của hòn bi.
Sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng:
Ta chọn mốc thế năng là điểm thấp nhất ở lòng máng.
- Tại vị trí 1, hòn bi có độ cao xác định, khi ấy hòn bi có thế năng trọng trường.
- Sau khi thả vật chuyển động, trong quá trình đó, thế năng trọng trường ban đầu của hòn bi đang dần chuyển hóa thành động năng cho hòn bi. Tại vị trí số 2, động năng của hòn bi đạt cực đại và thế năng của hòn bi bằng 0.
- Khi đó, hòn bi tiếp tục chuyển động đến vị trí thứ 3. Trong quá trình này, động năng của hòn bi giảm dần, độ cao của hòn bi thay đổi nên thế năng trọng trường của hòn bi thay đổi. Hay nói cách khác, động năng của hòn bi từ vị trí 2 dần chuyển thành thế năng ở vị trí thứ 3.
- Ngoài ra, trong quá trình chuyển động, giữa hòn bi và lòng máng xuất hiện ma sát lăn. Thế năng và động năng của hòn bi còn bị chuyển hóa một phần thành nhiệt năng.
Năng lượng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và vẫn tuân theo định luật bảo toàn năng lượng.
Lời kêu gọi tiết kiệm điện (Hình 15.7) có thể hiểu là để bảo toàn năng lượng được hay không?
Lời giải:
Thực tế lời kêu gọi tiết kiệm điện không phải là để bảo toàn năng lượng được. Dù ta dùng ít hay nhiều điện thì tổng năng lượng của Trái Đất không thay đổi. Tiết kiệm điện là để tránh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Ví dụ: khi bạn tiêu thụ điện cũng là khi các nhà máy thủy điện hoạt động mạnh. Các nhà máy này phát tán ra một lượng lớn các khí như meta hay cacbonic. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra còn có mục đích tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh thái môi trường, tránh lãng phí vào mục đích không cần thiết.
3. Công của một lực không đổi
Biểu thức tính công và đơn vị của công
Lời giải:
- Mối quan hệ về hướng của lực tác dụng vào vật và độ dịch chuyển của vật:
+ Hình a: hướng của lực tác dụng hợp với hướng của độ dịch chuyển một góc nhọn.
+ Hình b: hướng của lực tác dụng hợp với hướng của độ dịch chuyển một góc tù.
+ Hình c: hướng của lực tác dụng hợp với hướng của độ dịch chuyển một góc vuông.
- Sự thay đổi năng lượng của vật trong quá trình tác dụng lực: năng lượng mà vật có được truyền từ vật gây ra tác dụng lực sang.
Vận dụng biểu thức tính công
Câu hỏi 7 trang 98 Vật lí 10: Trong giai đoạn giữ tạ trên cao, lực của vận động viên không sinh công. Tuy nhiên, vận động viên vẫn bị mỏi cơ, nghĩa là đang bị mất năng lượng. Lượng năng lượng nào được sử dụng trong trường hợp này?
Lời giải:
Để 1 vật cân bằng (đứng yên) thì hợp lực phải bằng 0. Chiếc tạ đang được tác dụng bởi trọng lực hướng xuống dưới. Để giữ tạ trên cao, người vận động viên phải tác dụng 1 lực (lực nâng) có độ lớn bằng với trọng lực của chiếc tạ. Vì vậy, trong trường hợp này vận động viên vẫn bị mỏi cơ do phải tác dụng lực vào chiếc tạ.
Chiếc tạ được giữ nguyên ở một độ cao, độ dịch chuyển bằng 0 nên trong trường hợp này lực nâng không sinh công.
Năng lượng được sử dụng là thế năng.
a) Phân tích các lực tác dụng lên hệ người và ván khi trượt từ trên đồi cát (Hình 15.11).
b) Phân tích đặc điểm của công do những lực này sinh ra trong quá trình trượt.
Lời giải:
a) Các lực tác dụng lên hệ người và ván trượt: trọng lực của hệ người – ván trượt; lực nâng của cát; lực ma sát.
b) Đặc điểm của công do các lực sinh ra:
- Công của trọng lực là công phát động
- Công của lực ma sát là công cản
- Phản lực không sinh công
Lời giải:
Nhận định trên không hoàn toàn đúng, có nhiều trường hợp công phát động cũng có hại và công cản lại có lợi.
Ví dụ:
- Khi đang đi xe, gặp chướng ngại vật phía trước, người lái xe hãm phanh để xe chuyển động chậm dần và dừng lại thì trong trường hợp này lực của động cơ sinh ra công phát động sẽ có hại, lực ma sát sinh ra công cản sẽ có lợi.
- Khi đi đường trơn trượt vào trời mưa, cần đi dép có cách rãnh sâu để tăng lực ma sát nghỉ, khi đó lực ma sát nghỉ có lợi.
Bài tập (Trang 99)
Em hãy kể tên các dạng năng lượng trong hoạt động hằng ngày được thể hiện như Hình 15P.1.
Lời giải:
Các dạng năng lượng đó là: Quang năng, động năng, nhiệt năng, năng lượng gió, ….
Hãy chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng trong các quá trình được cho trong Hình 15P.2.
Lời giải:
- Con người ăn quả táo, năng lượng hóa học từ quả táo được chuyển sang cho con người và con người chuyển hóa nó thành động năng.
- Xăng là dự trữ năng lượng hóa học, khi được bơm vào ô tô nó sẽ bị đốt cháy tạo ra nhiệt năng, động cơ ô tô sẽ chuyển hóa nhiệt năng thành động năng.
- Năng lượng bức xạ mặt trời được được hấp thụ qua lá cây, lá cây sẽ chuyển hóa dạng năng lượng này thành năng lượng dự trữ trong các bộ phận của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng trong lò vi sóng.
Lời giải:
m = 200 g = 0,2 kg; g = 10 m/s2; h = 2 m.
Trọng lực tác dụng vào con lăn: P = m.g = 0,2.10 = 2 N.
Công của trọng lực tác dụng lên con lăn là:
A = F.s.cosα = P.s.cosα = P.h.cos00 = 2.2.1 = 4 J.
Lý thuyết Năng lượng và công
1. NĂNG LƯỢNG
a. Khái niệm năng lượng
Tất cả mọi quá trình như: xe chuyển động trên đường, thuyền chuyển động trên nước, bánh được nướng trong lò, đèn chiếu sáng, sự phát triển của động vật và thực vật, sự tư duy của con người đều cần đến năng lượng.
b. Tính chất của năng lượng
Năng lượng của một hệ bất kì luôn có một số tính chất sau:
- Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là jun (J)
- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1g nước lên thêm 1oC
1 cal = 4,184 J
2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
a. Quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng
Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn.
Năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
Năng lượng được truyền từ vật này sang vật khác
b. Minh họa sự chuyển hóa năng lượng và định luật bảo toàn năng lượng
Năng lượng được truyền và chuyển hóa từ vật này sang vật khác, dạng này sang dạng khác.
3. CÔNG CỦA MỘT LỰC KHÔNG ĐỔI
a. Biểu thức tính công và đơn vị của công
- Về mặt toán học, công của một lực được đo bằng tích của ba đại lượng: độ lớn lực tác dụng F, độ lớn độ dịch chuyển d và cosin góc hợp bởi vecto lực tác dụng và vecto độ dịch chuyển theo biểu thức:
- Đơn vị của công chính là đơn vị của năng lượng 1J = 1N.1m
b. Các đặc điểm của công
- Công là một đại lượng vô hướng
- Khi : công của lực có giá trị dương và được gọi là công phát động
- Khi : công của lực có giá trị âm và được gọi là công cản
- Khi : khi lực tác dụng vuông góc với độ dịch chuyển thì công bằng 0
Quá trình nâng tạ, vận động viên thực hiện công
Quá trình giữ ta, vận động viên không thực hiện công
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động
Bài 11: Một số lực trong thực tiễn
Bài 12: Chuyển động của vật trong chất lưu
Bài 13: Tổng hợp lực – Phân tích lực
Bài 14: Moment. Điều kiện cân bằng của vật
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo