Giải Vật Lí 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Với giải bài tập Vật Lí 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật Lí 10 Bài 18.
Giải Vật Lí lớp 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Lời giải:
Yếu tố đó chính là động lượng. Đặc trưng cho sự truyền chuyển động.
1. Động lượng
Thí nghiệm
Câu hỏi 1 trang 114 Vật lí 10:
Lời giải:
Dự đoán: Độ dịch chuyển của khúc gỗ khi thả viên bi sắt sẽ lớn hơn độ dịch chuyển của khúc gỗ khi thả viên bi thủy tinh.
Độ dịch chuyển đó phụ thuộc vào những yếu tố: vận tốc và khối lượng của viên bi.
Học sinh tự tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
Khái niệm động lượng
Câu hỏi 2 trang 115 Vật lí 10:
Cho ví dụ để giải thích tại sao động lượng của một vật lại phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Lời giải:
Động lượng phụ thuộc vào vận tốc của vật, đối với mỗi một hệ quy chiếu khác nhau thì sẽ cho vận tốc v khác nhau nên động lượng sẽ khác nhau.
Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
Ví dụ: Một người ngồi trên chiếc tàu bắt đầu khởi hành.
- Nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn liền với toa tàu thì độ dịch chuyển của người bằng 0 vận tốc bằng 0 động lượng bằng 0.
- Nếu ta chọn hệ quy chiếu gắn với nhà ga thì độ dịch chuyển của người đó khác 0 vận tốc khác 0 động lượng khác 0.
Luyện tập trang 115 Vật lí 10:
a) hướng và độ lớn của vecto động lượng của từng cầu thủ.
b) vecto tổng động lượng của hai cầu thủ.
Lời giải:
a) Hướng của vecto động lượng của từng cầu thủ được biểu diễn như hình dưới:
- Cầu thủ A:
+ Hướng động lượng: phương ngang, chiều từ trái sang phải
+ Độ lớn: p1 = pA = mA .vA = 78.8,5 = 663 kg.m/s.
- Cầu thủ B:
+ Hướng động lượng: phương ngang, chiều từ phải sang trái
+ Độ lớn: p2 = pB = mB .vB = 82.9,2 = 754,4 kg.m/s.
b) Xác định vecto tổng động lượng
Chọn hệ quy chiếu gắn với sân cỏ, chiều dương là chiều chuyển động của người A
Ta có:
Vậy vecto tổng động lượng có phương ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn là 91,4 kg.m/s.
2. Định luật bảo toàn động lượng
Khái niệm hệ kín
Câu hỏi 3 trang 116 Vật lí 10:
Trên thực tế có tồn tại hệ kín lí tưởng không? Giải thích.
Lời giải:
Trên thực tế không tồn tại hệ kín lí tưởng, vì môi trường luôn có sự tương tác vật chất với nhau. Ta chỉ có hệ được xem là gần đúng hệ kín lí tưởng khi loại bỏ được gần hết các tương tác của các vật bên ngoài hệ và các tương tác với môi trường ngoài.
Thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng
Câu hỏi 4 trang 116 Vật lí 10:
Lời giải:
Hai xe trượt trong thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng được xem gần đúng là hệ kín vì gần như đã loại bỏ được hết lực ma sát tác dụng vào 2 xe bằng cách sử dụng đệm không khí.
Câu hỏi 5 trang 116 Vật lí 10:
Nêu những lưu ý trong khi bố trí dụng cụ như Hình 18.5 để hạn chế sai số của thí nghiệm.
Lời giải:
Lưu ý trong bố trí thí nghiệm:
+ Bật đệm khí trước khi hệ vật thực hiện, làm giảm ma sát
+ Kiểm tra máy đo thời gian
+ Bố trí thí nghiệm đúng như hình 18.5.
Câu hỏi 6 trang 116 Vật lí 10:
Nếu chỉ có 1 đồng hồ đo thời gian hiện số thì các em cần thiết lập chế độ đo thời gian như thế nào?
Lời giải:
Nếu chỉ có 1 đồng hồ đo thời gian hiện số thì ta sử dụng thêm một đồng hồ bấm giây để đo thời gian vật di chuyển. Trong trường hợp này, cần thực hiện phép đo nhiều lần để giảm bớt sai số.
Hoặc ta có thể nối hai cổng quang điện vào cùng một đồng hồ đo thời gian hiện số trên. Thiết đặt chế độ A và B riêng cho từng cổng quang điện.
Câu hỏi 7 trang 117 Vật lí 10:
Lời giải:
Chúng ta có thể xác định được vận tốc tức thời của xe dựa vào thời gian xe đi qua cổng quang điện và đo chiều dài của tấm chắn cổng quang: do thời gian vật đi qua cổng quang điện rất ngắn.
Trước khi làm thí nghiệm cần xác định rõ hệ trục tọa độ của cả hệ, chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của xe A thì vận tốc xủa xe A dương còn xe B sẽ là âm, và ngược lại.
Câu hỏi 8 trang 117 Vật lí 10:
Lời giải:
Lần đo 1:
Lần đo 2:
Lần đo 3:
Nhận xét: Động lượng của hệ trước và sau va chạm gần như không đổi.
Vận dụng định luật bảo toàn động lượng
Em hãy vận dụng định luật bảo toàn động lượng để chế tạo một số đồ chơi khoa học.
Lời giải:
Tìm hiểu về chế tạo tên lửa nước:
- Các hệ thống tên lửa nước thông thường thường được chia làm 2 bộ phận chính:
Bệ phóng: là bộ phận phía dưới của hệ thống, có tác dụng giữ phần thân tên lửa cố định, truyền không khí từ máy bơm vào tên lửa và định hướng tên lửa khi mới rời khỏi dàn phóng. Bộ phận dàn thường được làm bằng ống nước, để có khả năng thông khí, và nhôm dùng để làm phần định hướng.
Thân tên lửa: là bộ phận phía trên của hệ thống, là phần sẽ bay lên khi hệ thống được kích hoạt. Thân tên lửa có thể làm từ nhiều loại vật liệu, chủ yếu dùng chai nhựa Coca -Cola hoặc Pepsi có dung tích 1,5L.
- Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc phản lực: không khí được bơm vào trong thân tên lửa làm gia tăng áp suất. Khi tên lửa được phóng, do áp suất trong thân tên lửa cao hơn bên ngoài nên không khí sẽ phun ra ngoài theo lỗ hổng ở đuôi tên lửa (miệng chai). Tên lửa sẽ được đẩy về phía trước theo định luật bảo toàn động lượng.
Tên lửa nước
Bài tập (Trang 119)
Bài tập 1 trang 119 Vật lí 10:
Hãy tính độ lớn động lượng của một số hệ sau:
a) Một electron khối lượng 9,1.10-31 kg chuyển động với tốc độ 2,2.106 m/s.
b) Một viên đạn khối lượng 20 g bay với tốc độ 250 m/s.
Lời giải:
a) Động lượng của electron là: p = m.v = 9,1.10-31.2,2.106 = 20,02.10-25 kg.m/s
b) Động lượng của viên đạn là: p = m.v = 20.10-3.250 = 5 kg.m/s
c) Động lượng của xe đua là:
d) Động lượng của Trái Đất là: p = m.v = 5,972.1024.2,98.104 ≈ 1,78.1029 kg.m/s.
Bài tập 2 trang 119 Vật lí 10:
Lời giải:
Độ lớn động lượng trước và sau va chạm là: p = m.v = 0,06.28 = 1,68 kg.m/s.
- Tính chất của vecto động lượng trước va chạm:
+ Hướng từ trái sang phải, hợp với phương ngang 1 góc 45o
+ Độ lớn: p = 1,68 kg.m/s
- Tính chất của vecto động lượng sau va chạm:
+ Hướng từ phải sang trái, hợp với phương ngang 1 góc 45o
+ Độ lớn: p = 1,68 kg.m/s.
Bài tập 3 trang 119 Vật lí 10:
Một viên đạn nặng 6 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng trường 4 kg với tốc độ 320 m/s.
a) Tìm tốc độ giật lùi của súng.
Lời giải:
a) Gọi vận tốc trước và sau của khẩu súng lần lượt là v1 và v1'.
Vận tốc của viên đạn trước và sau lần lượt là v2 và v2'.
Khối lượng của khẩu súng M = 4 kg; khối lượng của viên đạn là m = 6 g = 0,006 kg.
Ban đầu viên đạn và khẩu súng đứng yên nên v1 = v2 = 0.
Sau khi viên đạn được bắn thì v2' = 320 m/s
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của viên đạn. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
Chiếu lên chiều dương, ta có:
Vậy tốc độ giật lùi của súng là 0,48 m/s.
b) Tốc độ giật lùi của người và súng như nhau, coi người và súng là một hệ.
Gọi vận tốc trước và sau của hệ người và khẩu súng lần lượt là v1 và v1'.
Vận tốc của viên đạn trước và sau lần lượt là v2 và v2'.
Khối lượng của người và khẩu súng là: M = 4 + 75 = 79 kg.
Khối lượng của viên đạn là m = 6 g = 0,006 kg.
Ban đầu viên đạn, người và khẩu súng đứng yên nên v1 = v2 = 0.
Sau khi viên đạn được bắn thì v2' = 320 m/s.
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của viên đạn. Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
Chiếu lên chiều dương, ta có:
Vậy tốc độ giật lùi của súng là 0,024 m/s.
Lý thuyết Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
1. ĐỘNG LƯỢNG
- Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.
- Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật:
- Trong hệ SI, động lượng có đơn vị là kg.m/s
Lưu ý:
- Động lượng là một đại lượng vecto có hướng cùng với hướng của vận tốc.
- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó
2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
a. Khái niệm hệ kín
- Một hệ được xem là hệ kín khi hệ đó không có tương tác với các vật bên ngoài hệ.
- Ngoài ra, khi tương tác các vật bên ngoài hệ lên hệ bị triệt tiêu hoặc không đáng kể so với tương tác giữa các thành phần của hệ, hệ vẫn có thể được xem gần đúng là hệ kín.
Tên lửa chuyển động có thể xem là hệ kín
Va chạm của các viên bi da được xem là hệ kín
b. Định luật bảo toàn động lượng
Động lượng của một hệ kín luôn bảo toàn:
Trong đó
lần lượt là động lượng của vật 1, vật 2,…, vật n trước khi xảy ra tương tác
lần lượt là động lượng của vật 1, vật 2,…, vật n sau khi xảy ra tương tác
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Tổng hợp lực – Phân tích lực
Bài 14: Moment. Điều kiện cân bằng của vật
Bài 17: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo