Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe

Trả lời câu 3 trang 16 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 8.

1 3,718 11/04/2023


Giải Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Thực hành tiếng Việt trang 16

Câu 3 trang 16 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:

- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?

- Bẩm, chúng cháu chưa làm bao giờ cả.

Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.

Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?

Trả lời:

Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội như vậy giúp người đọc có thể hiểu được bối cảnh xã hội thu nhỏ của một nhóm người cụ thể như: lao động, nông dân,... Và hình dung ra được cuộc sống của những con người ấy diễn ra như thế nào. Qua đó, những trang văn hiện lên sinh động hơn, dễ lôi cuốn người đọc vào bối cảnh câu chuyện và những gì nhân vật đã trải qua.

Khi đọc các tác phẩm văn học mà gặp phải những biệt ngữ xã hội thì việc chúng ta cần làm phải tìm hiểu ngữ cảnh trong bài để xác định xem biệt ngữ đó thuộc về lớp người nào, bối cảnh nào.

1 3,718 11/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: