Soạn bài Tri thức ngữ văn (trang 81) Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 81 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 976 29/05/2023


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 81

1. Thơ trào phúng

- Về nội dung, thơ trào phúng dùng tiếng cười để phê phán những cái chưa haym chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa… nhằm hướng con người tới các giá trị thẩm mĩ, nhân văn hoặc lí tưởng sống cao đẹp.

- Về nghệ thuật, thơ trào phúng thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nói quá… tạo ra tiếng cười khi hài hước, mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng; lúc đả kích mạnh mẽ, sâu cay.

2. Từ Hán Việt

Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt, ví dụ: tổ, đầu, phòng, cao, tuyết, bang, thần, bút… và một bộ phận các từ phức (có chứa yếu tố thường không có khả năng sử dụng độc lập như từ đơn) ít nhiều còn gây khó nhiểu như: sĩ tử, nhân văn, nhân đạo, không phận, hải phận, địa cực, kí sinh… Nhóm các từ phức gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt. Mỗi tiếng của từ thuộc nhóm này có tên gọi tương ứng là yếu tố Hán Việt.

3. Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cánh đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Thực hành tiếng Việt trang 84

Lai Tân

Thực hành tiếng Việt trang 86

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng

1 976 29/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: