Soạn bài Phiếu học tập số 1 (Ôn tập học kì 2) (trang 129) Kết nối tri thức

Với soạn bài Phiếu học tập số 1 (Ôn tập học kì 2) trang 129 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 581 19/09/2023


Soạn bài Phiếu học tập số 1 (Ôn tập học kì 2)

1. Đọc

Đọc văn bản trong sách giáo khoa (trang 128 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2  - Kết nối tri thức với cuộc sống) và thực hiện các yêu cầu:

Chọn phương án đúng

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Câu chuyện được kể trong đoạn trích bao gồm những tuyến truyện nào?

A. Tuyến truyện về “tôi” và Tường trong cuộc sống gia đình (làm việc nhà, học hành, đọc sách)

B. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu

C. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa

D. Tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu

Trả lời:

Phương án lựa chọn: C

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2)Những yếu tố nào giúp em xác định được tuyến truyện trong đoạn trích?

A. Nhân vật và thời gian

B. Nhân vật và không gian

C. Nhân vật và sự việc chính

D. Nhân vật và đối thoại

Trả lời:

Phương án lựa chọn: C

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Chuyện Cóc tía mà Tường đọc cho “tôi” nghe có tính chất của loại truyện nào?

A. Truyện truyền thuyết

B. Truyện cười

C. Truyện cổ tích

D. Truyện ngụ ngôn

Trả lời:

Phương án lựa chọn: C.

Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Câu “Để cho anh Hai học bài!” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu hỏi

B. Câu kể

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Trả lời:

Phương án lựa chọn: D

Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Xác định loại thành phần biệt lập (in đậm) trong câu sau: “Tâu bệ hạ, trước hết xin bệ hạ hãy cho bắt giam tên này lại”.

A. Thành phần cảm thán

B. Thành phần tình thái

C. Thành phần gọi - đáp

D. Thành phần chêm xen

Trả lời:

Phương án lựa chọn: C.

Câu 6 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Dòng nào sau đây chỉ bao gồm những từ Hán Việt được sử dụng trong văn bản?

A. thư sinh, giáo khoa, tài sản, nhường nhịn

B. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngự y

C. thư sinh, giáo khoa, tài sản, ngân nga

D. thư sinh, giáo khoa, tài sản, giáo sư

Trả lời:

Phương án lựa chọn: B

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?

Trả lời:

Câu chuyện được kể trong đoạn trích có cốt truyện đa tuyến. Vì câu chuyện có tuyến truyện về “tôi” và Tường kết hợp và lồng ghép với tuyến truyện về chàng thư sinh, cóc tía, người bạn xấu, nàng công chúa.

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính gì đáng quý? Hãy nêu các chi tiết cho thấy rõ những đức tính đó của nhân vật Tường.

Trả lời:

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, em nhận thấy Tường có những đức tính đáng quý là yêu thương anh trai, biết chia sẻ và ham học hỏi. Cụ thể:

- Tường vui vẻ gánh hết việc nặng nhẹ trong nhà để cho anh Hai học bài, không một lời oán than hay trách cứ.

- Tường thường kể chuyện cho anh hai nghe.

- Tường rất mê đọc sách.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Theo em, điều gì ở câu chuyện Cóc tía khiến Tường đặc biệt yêu thích? Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em những suy nghĩ gì về nhân vật?

Trả lời:

Theo em, Tường đặc biệt yêu thích câu chuyện Cóc tía ở chỗ chàng thư sinh làm bạn với cóc tía, hàng ngày cóc quanh quẩn bên chàng, đớp gọn những con muỗi bay vo ve khi chàng học bài.

Việc Tường yêu thích câu chuyện này gợi cho em suy nghĩ rằng Tường là một cậu bé nhân hậu, sống tình cảm. Cậu sẵn sàng dành thời gian và không gian cho anh hai học bài, giống như cóc tía quẩn quanh bắt muỗi và giúp đỡ chàng thư sinh.

Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Nêu những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía. Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy cách hiểu và đánh giá của nhân vật “tôi” về câu chuyện Cóc tía:

- Chắc chắn chàng thư sinh này đọc sách giáo khoa để đi thi chứ chẳng phải đọc truyện như thằng Tường.

- Tôi không hiểu sao thằng Tường lại thích câu chuyện dở ẹc đó.

=> Cách hiểu và đánh giá đó của nhân vật “tôi” gợi cho em suy nghĩ rằng đây là một cậu bé có cái nhìn hơi phiến diện và chủ quan khi nghe câu chuyện Cóc tía. Cậu chỉ thấy được những sự việc nối tiếp mà không cảm nhận được tính nhân văn, bài học về tình bạn, lòng yêu thương, san sẻ lẫn nhau giữa các nhân vật ở trong truyện.

Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Em yêu thích nhân vật nào trong câu chuyện của đoạn trích này? Vì sao?

Trả lời:

Em yêu thích nhân vật Tường vì đây là một cậu bé nhân hậu, có tấm lòng sẻ chia và rất giàu lòng trắc ẩn. Cậu luôn nhường nhịn anh trai để anh có thể học tập tốt hơn, giỏi hơn mình. Tường cũng sẵn sàng làm hết việc nặng nhọc mà không hề oán than vì muốn tốt cho anh.

2. Viết

Bài tập (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2)Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.

Trả lời:

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Nói và nghe

Bài tập (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Chọn một trong hai nội dung sau đây để chuẩn bị và trình bày bài nói:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó.

Trả lời:

a. Ai cũng có thể có những thói xấu và sai lầm. Điều quan trọng là cần nhận thức được điều đó để sửa chữa. Vậy thế nào là thói quen xấu và thế nào là thói quen tốt? Thói quen xấu là những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực. Còn thói quen tốt là những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn. Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội. Biểu hiện của thói quen tốt ở việc chúng ta biết ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lý. Người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỷ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan. Ngược lại, người có thói quen xấu thường xuyên ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tùy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…Thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,… Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lý, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực. Mỗi chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, rèn luyện cho bản thân những đức tính, thói quen tốt đẹp, tránh xa những điều xấu để trở nên hoàn thiện hơn mỗi ngày.

b. Phê phán người khác thì dễ, tự biết mình để thay đổi những thói xấu của bản thân mới khó. Mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội. Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mặt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia. Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn. Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết bài văn thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích

Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới

Về đích: Ngày hội với sách

A. Ôn tập kiến thức (Ôn tập học kì 2)

Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 2)

1 581 19/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: