Trong một chiếc cầu treo như cầu Brooklyn (Brúc-klin), đường cong duyên dáng của dây cáp

Lời giải mở đầu trang 113 Vật lí 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10.

1 252 lượt xem


Giải Vật lí 10 Cánh diều Bài 2: Sự biến dạng

Mở đầu trang 113 Vật lí 10:

Trong một chiếc cầu treo như cầu Brooklyn (Brúc-klin), đường cong duyên dáng của dây cáp chính là nét căn bản để tạo nên sự hấp dẫn của nó. Những chiếc cầu này được nhìn nhận vừa như những công trình nghệ thuật vừa như những kì quan kĩ thuật. Nhờ có sự biến đổi hình dạng, tức là biến dạng mà những dây cáp dẻo dai của cầu chịu được những lực rất lớn tác dụng lên cầu.

Biến dạng được phân loại như thế nào?

Lời giải:

Có thể phân biệt biến dạng theo các cách khác nhau:

+ Biến dạng đàn hồi.

+ Biến dạng dẻo.

Ví dụ:

+ Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng, khi tay thôi kéo thì lò xo trở về hình dạng ban đầu, đó là biến dạng đàn hồi.

Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó biến dạng

Thôi kéo, lò xo trở về trạng thái ban đầu

+ Khi dùng tay kéo mạnh làm lò xo biến dạng, thôi tác dụng lực thì lò xo không trở về trạng thái ban đầu thì đó là biến dạng dẻo.

Trong biến dạng đàn hồi có thể chia thành

+ Biến dạng nén

Ví dụ: Dùng hai tay nén lò xo lại, làm lò xo bị biến dạng, khi buông tay ra, lò xo trở về trạng thái ban đầu.

+ Biến dạng kéo

Ví dụ: Dùng hai tay kéo dãn một dây cao su như hình vẽ, khi buông tay, dây cao su trở về trạng thái ban đầu.

Ngoài ra còn có biến dạng lệch (hay biến dạng trượt), biến dạng xoắn, biến dạng uốn.

Ví dụ: Lực tác dụng về hai phía làm cho khớp nối bị biến dạng trượt (như hình vẽ).

Ví dụ: Dùng tay uốn cong một thước nhựa, buông tay ra nó lại trở về trạng thái ban đầu, đó là biến dạng uốn.

Ví dụ: Giữ cố định một đoạn dây đồng, đầu kia tác dụng lực làm dây bị biến dạng xoắn.

1 252 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: