Giải Vật lí 10 Bài 6 (Cánh diều): Momen lực. Điều kiện cân bằng của vật
Với giải bài tập Vật lí 10 Bài 6: Momen lực. Điều kiện cân bằng của vật sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 6.
Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 6: Momen lực. Điều kiện cân bằng của vật
Mở đầu
Lời giải:
Tổng hợp lực của hai lực song song này đi qua trục quay của dụng cụ nên dụng cụ này đứng yên, không quay.
I. Tổng hợp lực song song
Hãy thảo luận để thiết kế thí nghiệm và tiến hành kiểm chứng công thức (1)
Lời giải:
Dụng cụ:
- Thước nhôm nhẹ có độ chia đến mm, có móc treo di chuyển được
- Các quả cân có khối lượng 50 g
- Hai lò xo
- Bảng từ, nam châm
- Thước định vị
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm: gắn hai đầu thước nhôm nhẹ với hai lò xo và treo lên bảng từ bằng hai nam châm
Bước 2: Treo ở hai điểm O1 và O2 ở hai đầu của thước nhôm một số quả cân 2 bên khác nhau, đánh dấu vị trí cân bằng của thanh nhờ thước định vị. Ghi các giá trị trọng lượng PA và PB.
Bước 3: Treo các quả cân vào cùng một vị trí trên trước AB sao cho thước trở lại đúng vị trí đã đánh dấu lúc đầu. Đo OO1 và O O2 và ghi lại vào bảng.
Bảng 6.1. Mẫu bảng ghi số liệu tổng hợp hai lực song song
Lần đo |
OO1 |
OO2 |
F1 |
F2 |
1 |
? |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
? |
3 |
? |
? |
? |
? |
Lưu ý: thực hiện ba lần thí nghiệm và ghi vào bảng để có kết quả chính xác hơn.
Xử lý số liệu đo được để chứng minh
Số quả cân phải treo tại O trong hình 6.3 là bao nhiêu để công thức (1) được nghiệm đúng?
Lời giải:
Số quả cân cần treo ở O là 5 quả (bằng tổng số quả cân treo tại O1 và O2).
Thực hành, khám phá trang 72 Vật lí 10:
Hình 6.3 mô tả một phương án thí nghiệm minh họa quy tắc tổng hợp hai lực song song.
Một thước cứng, nhẹ, đồng chất được treo bởi hai sợi dây đàn hồi. Hai lực thành phần F1, F2 có độ lớn bằng trọng lượng các quả cân treo vào O1, O2 làm cho dây treo thanh giãn ra và thanh nằm cân bằng tại vị trí đánh dấu bởi đường CD.
Thay hai lực F1, F2 bằng lực F do một chùm quả cân treo tại O sao cho thước vẫn nằm cân bằng tại vị trí đã đánh dấu thì lực F là hợp lực của hai lực F1 và F2.
Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F của hai lực thành phần. Kết quả thực hiện được ghi theo mẫu sau:
Bảng 6.1. Mẫu bảng ghi số liệu tổng hợp hai lực song song
Lần đo |
OO1 |
OO2 |
F1 |
F2 |
F |
1 |
? |
? |
? |
? |
? |
2 |
? |
? |
? |
? |
? |
3 |
? |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Lần đo |
OO1 |
OO2 |
F1 |
F2 |
F |
1 |
5 |
10 |
1,0 |
0,5 |
1,5 |
2 |
6 |
9 |
1,5 |
1,0 |
2,5 |
3 |
6 |
9 |
3,0 |
2,0 |
5,0 |
Vậy
Hợp lực có độ lớn: F = F1 + F2
Vị trí hợp lực thỏa mãn: .
Vận dụng 1 trang 72 Vật lí 10:
Lời giải:
Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực. Vì các lực F1 và F2 đặt tại trung điểm của hai nhánh của tấm bìa, ta vận dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều xác định được trọng tâm tại O (nằm ngoài vật).
Học sinh nghiệm lại bằng phương pháp xác định trọng tâm đã được học ở bài trọng lực.
II. Momen lực
Lời giải:
Mômen của lực F1 là M1 = F1.d1 = F1.l1
Mômen của lực F2 là M2 = F2.d2 = F2.l2.sinθ
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 73 Vật lí 10:
Lời giải:
Lực tác dụng tại B dễ làm xoay đai ốc hơn, do khoảng cách từ giá của lực đến trục quay dài hơn, nên mômen lực lớn hơn.
Lời giải:
Thành phần F2y có xu hướng làm thanh quay theo chiều kim đồng hồ và có tác dụng làm quay giống F2.
III. Ngẫu lực. Momen ngẫu lực
Lời giải:
Mômen lực F1 là M1 = F1.d1 = 15.0,2 = 3 (N.m), có xu hướng là vật quay theo chiều kim đồng hồ.
Mômen lực F2 là M2 = F2.d2 = 15.0,2 = 3 (N.m) ), có xu hướng là vật quay theo chiều kim đồng hồ.
Chứng tỏ rằng tổng momen của các lực trong ngẫu lực bằng M = Fd.
Lời giải:
Vì hai mômen lực này đều làm vật quay theo cùng chiều, mômen tổng là M = M1 + M2
M = F1.d1 + F2.d2 = F.(d1+d2) = F.d.
IV. Điều kiện cân bằng của vật
1. Quy tắc momen lực
Lời giải:
Lực F1 làm vật có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ, lực F2 làm vật có xu hướng quay theo chiều kim đồng hồ.
Như vậy, một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều này bằng với tổng các mômen lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
Luyện tập 2 trang 75 Vật lí 10:
Chứng tỏ rằng vật ở hình 6.11 sẽ cân bằng khi:
Lời giải:
Vật sẽ cân bằng khi M1 = M2, suy ra F1.d1 = F2.d2. Suy ra: .
2. Điều kiện cân bằng của vật
Thảo luận để rút ra điều kiện cân bằng của vật.
Lời giải:
Một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mô men lực làm vật quay theo chiều này bằng với tổng các mô men lực làm vật quay theo chiều ngược lại.
Vận dụng 2 trang 75 Vật lí 10:
Mô tả xu hướng chuyển động của vật như trong hình 6.12 nhưng với hai lực F1 và F2 không cùng độ lớn.
Lời giải:
Cả F1 và F2 đều có tác dụng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ nên vật sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ.
Tìm hiểu thêm trang 75 Vật lí 10:
Hãy tìm hiểu thông tin và kể tên một số loại xe thường có momen xoắn lớn.
Lời giải:
Trong động cơ ô tô, momen xoắn được tạo ra do quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí – nhiên liệu làm quay trục khuỷu. Áp lực cháy trong xy lanh càng cao thì lực tác động lên pittong càng lớn, do đó momen tạo ra cũng tăng theo, cải thiện khả năng leo dốc hoặc tải nặng của xe. Một cách trực quan momen xoắn thể hiện cho độ “khỏe” của chiếc xe, chỉ cần nhấn chân ga, chiếc xe “vọt” lên ngay tức thì.
Khi xe muốn tăng tốc nhanh hay vượt qua xe khác thì người lái thường chuyển số về cấp số thấp (nhằm tăng momen xoắn), lúc này sẽ là lợi về lực, nhưng ở cấp số thấp xe không thể đạt tốc độ cao (thiệt về đường đi). Ta sẽ thấy momen xoắn thể hiện rõ nhất trên xe SUV hay xe off-road như Jeep, Hummer, Land Rover, Toyota Land Cruiser Ford Everest 2015.
Trên ô tô, tùy vào mục đích của người lái, thường xuyên đi trong thành phố, đường trường hay đi địa hình mà ta chọn chiếc xe có momen xoắn thích hợp. Một vài xe ô tô có momen xoắn lớn và tối ưu mà ta dễ dàng thấy ở Việt Nam như Toyota Fortuner, Toyota Land Cruiser, Ford Everest, Audi Q7, Rand Rover.
Lý thuyết Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật
I. Tổng hợp lực song song.
- Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với hai lực ấy và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực thành phần:
- Điểm đặt O của F chia đoạn thẳng nối điểm đặt O1, O2 của F1, F2 thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
- Sử dụng quy tắc tổng hợp lực song song, cùng chiều co thể giúp xác định được trọng tâm của một vật.
II. Mômen lực.
- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực):
- Đơn vị của mômen lực là Niutơn.mét (N.m)
Mômen sinh ra do lực của người thợ tác dụng lên cờ lê
- Lực có giá đi quay trục quay thì không có tác dụng làm quay vật.
III. Ngẫu lực. Mômen ngẫu lực
- Để tạo thành một ngẫu lực, hai lực phải:
+ Tác dụng vào cùng một vật.
+ Song song, nhưng ngược chiều.
+ Có giá cách nhau một khoảng d
+ Bằng nhau về độ lớn: F1 = F2 = F
- Ngẫu lực chỉ có tác dụng làm quay vật.
- Tác dụng làm quay của cặp lực này được gọi là mômen của ngẫu lực và có thể tính được bằng tổng các mômen của mỗi lực đối với trục quay. Kết quả tính mômen của ngẫu lực bằng:
- Kết quả tính mômen của một lực thì phụ thuộc vào vị trí trục quay.
- Giá của lực càng xa trục thì mômen càng lớn.
- Mômen của ngẫu lực thì chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa giá của hai lực, không phụ thuộc vào điểm đặt của mỗi lực tác dụng hay vị trí trục quay của vật.
Ví dụ về ngẫu lực
IV. Điều kiện cân bằng của vật.
1. Quy tắc mômen lực
- Một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng với tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
Lực F1 có tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ
Lực F2 có tác dụng làm quay cùng chiều kim đồng hồ
2. Điều kiện cân bằng của vật
- Một vật cân bằng khi không có gia tốc (đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều) và không quay.
- Một vật ở trạng thái cân bằng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
+ Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
+ Tổng mômen của các lực tác dụng lên vật đối với trục quay bất kì bằng không.
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Xem thêm tài liệu Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều