Lý thuyết Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật – Vật lí 10 Cánh diều
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Bài 6: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 10.
Lý thuyết Vật lí 10 Bài 6: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật
A. Lý thuyết Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật
I. Tổng hợp lực song song.
- Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với hai lực ấy và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực thành phần:
- Điểm đặt O của F chia đoạn thẳng nối điểm đặt O1, O2 của F1, F2 thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
- Sử dụng quy tắc tổng hợp lực song song, cùng chiều co thể giúp xác định được trọng tâm của một vật.
II. Mômen lực.
- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực):
- Đơn vị của mômen lực là Niutơn.mét (N.m)
Mômen sinh ra do lực của người thợ tác dụng lên cờ lê
- Lực có giá đi quay trục quay thì không có tác dụng làm quay vật.
III. Ngẫu lực. Mômen ngẫu lực
- Để tạo thành một ngẫu lực, hai lực phải:
+ Tác dụng vào cùng một vật.
+ Song song, nhưng ngược chiều.
+ Có giá cách nhau một khoảng d
+ Bằng nhau về độ lớn: F1 = F2 = F
- Ngẫu lực chỉ có tác dụng làm quay vật.
- Tác dụng làm quay của cặp lực này được gọi là mômen của ngẫu lực và có thể tính được bằng tổng các mômen của mỗi lực đối với trục quay. Kết quả tính mômen của ngẫu lực bằng:
- Kết quả tính mômen của một lực thì phụ thuộc vào vị trí trục quay.
- Giá của lực càng xa trục thì mômen càng lớn.
- Mômen của ngẫu lực thì chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa giá của hai lực, không phụ thuộc vào điểm đặt của mỗi lực tác dụng hay vị trí trục quay của vật.
Ví dụ về ngẫu lực
IV. Điều kiện cân bằng của vật.
1. Quy tắc mômen lực
- Một vật có trục quay cố định sẽ cân bằng khi tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng với tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
Lực F1 có tác dụng làm quay ngược chiều kim đồng hồ
Lực F2 có tác dụng làm quay cùng chiều kim đồng hồ
2. Điều kiện cân bằng của vật
- Một vật cân bằng khi không có gia tốc (đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều) và không quay.
- Một vật ở trạng thái cân bằng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
+ Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
+ Tổng mômen của các lực tác dụng lên vật đối với trục quay bất kì bằng không.
B. Trắc nghiệm Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật
Câu 1: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.
A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.
D. (1) song song, ngược chiều; (2) hiệu.
Đáp án: A
Giải thích:
Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với 2 lực và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực thành phần.
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
B. Hợp lực có hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.
C. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với độ lớn hai lực ấy.
D. Điểm đặt của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần thành d1 và d2 thì ta có hệ thức:
Đáp án: C
Giải thích:
Hợp lực của 2 lực F1 và F2 song song cùng chiều là một lực F song song, cùng chiều với 2 lực và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực thành phần. Điểm đặt O của lực F chia đoạn thẳng nối điểm đặt O1, O2 của 2 lực F1, F2 thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
Câu 3: Hai lực và song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
A. 11,5 cm.
B. 22,5 cm.
C. 43,2 cm.
D. 34,5 cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Đáp án đúng là: B
Do 2 lực song song, cùng chiều nên: F1 + F2 = F F2 = F – F1 = 24 – 18 = 6 N
Ta có:
Câu 4: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.
A. 7,5 N và 20,5 N.
B. 10,5 N và 23,5 N.
C. 19,5 N và 32,5 N.
D. 15 N và 28 N.
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi d1, d2 là khoảng cách từ điểm đặt lực F1 = 13 N và F2 đến điểm đặt của hợp lực F.
Ta có: d1 + d2 = 0,2
Mà d2 = 0,08 m d1 = 0,2 – 0,08 = 0,12 m.
Mặt khác:
F = F1 + F2 = 13 + 19,5 = 32,5 N
Câu 5: Đơn vị của mômen lực là:
A. m/s.
B. N.m.
C. kg.m.
D. N.kg.
Đáp án: B
Giải thích:
Biểu thức tính mômen lực M = F.d nên đơn vị của mômen lực là N.m.
Câu 6: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. véctơ.
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng.
D. luôn có giá trị âm.
Đáp án: A
Giải thích:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực): M = F.d.
Câu 7: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết
khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:
A. 200 N.m.
B. 200 N/m.
C. 2 N.m.
D. 2 N/m.
Đáp án: C
Giải thích:
Mômen lực: M = F.d = 10.20.10-2 = 2 N.m.
Câu 8: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị:
A. bằng không.
B. luôn dương.
C. luôn âm.
D. khác không.
Đáp án: D
Giải thích:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó. Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực): M = F.d.
Vậy nên, khi vật rắn quay, mômen của lực có giá trị khác 0.
Câu 9: Chọn đáp án đúng.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
Đáp án: B
Giải thích:
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
Câu 10: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?
A. Mặt bàn học.
B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
D. Viên gạch.
Đáp án: C
Giải thích:
Nếu vật đồng chất và có dạng đối xứng hình học thì trọng tâm trùng với tâm đối xứng. Do tâm đối xứng của nhẫn không nằm trên vật nên trọng tâm của nó cũng không nằm trên vật.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Năng lượng và công
Lý thuyết Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Lý thuyết Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Lý thuyết Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Lý thuyết Bài 1: Chuyển động tròn
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều