Lý thuyết Chuyển động tròn – Vật lí 10 Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động tròn ngắn gọn, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Vật lí 10.

1 5,472 16/08/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 10 Bài 1: Chuyển động tròn

A. Lý thuyết Chuyển động tròn

I. Mô tả chuyển động tròn.

- Một vật chuyển động tròn khi nó di chuyển trên một đường tròn.

- Ví dụ: Đầu kim đồng hồ chuyển động trên mặt số là chuyển động tròn.

1. Độ dịch chuyển góc và tốc độ góc

- Giả sử một vật chuyển động trên một đường tròn bán kính r. Trong thời gian t vật đi được quãng đường s. Góc θ ứng với cung tròn s mà vật đã đi được kể từ vị trí ban đầu gọi là độ dịch chuyển góc. Độ dịch chuyển góc θ được xác định bởi:  

hay θ=sr

- Đơn vị của độ dịch chuyển góc là radian, kí hiệu là rad. Nếu s = r thì θ=1rad

- 1 radian là một góc ở tâm ứng với một cung có độ dài bằng bán kính của đường tròn.

- Đại lượng được xác định bởi độ dịch chuyển góc trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ góc:

hay ω=θt

- Trong đó ω là tốc độ góc. Đơn vị của tốc độ góc là radian trên giây (rad/s)

2. Tốc độ và vận tốc của chuyển động tròn đều

- Một vật chuyển động tròn đều khi nó di chuyển trên một đường tròn với tốc độ không đổi, tức là vật dịch chuyển được các cung tròn có số đo góc như nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.

- Tốc độ của chuyển động tròn đều là không đổi nên tốc độ này bằng độ dài đường tròn chia cho thời gian đi hết một vòng:

v=2πrT

Trong đó: r là bán kính của đường tròn.

                T là chu kì (thời gian vật đi hết một vòng)

- Vận tốc của chuyển động tròn tại mỗi điểm trên quỹ đạo có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.

3. Liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc.

- Tốc độ v của chuyển động tròn phụ thuộc vào hai đại lượng: tốc độ góc ω và khoảng cách r từ vật đến tâm quỹ đạo:

Tốc độ = tốc độ góc × bán kính

hay: v=ω.r

II. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm.

1. Lực hướng tâm

- Vận tốc của chuyển động tròn đều luôn luôn thay đổi vì hướng liên tục thay đổi, cho dù độ lớn của nó không đổi. Và bởi vì vận tốc liên tục thay đổi, nên chuyển động tròn đều là chuyển động có gia tốc.

- Lực tác dụng lên vật luôn hướng vào tâm quỹ đạo tròn nên được gọi là lực hướng tâm.

Lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm

2. Gia tốc hướng tâm

- Vật chuyển động tròn đều chịu tác dụng của lực hướng tâm. Theo định luật II Newton lực hướng tâm gây ra gia tốc cho vật, gia tốc này có cùng hướng với hướng của lực hướng tâm, nghĩa là luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn nên được gọi là gia tốc hướng tâm.  

- Gia tốc hướng tâm có liên hệ với tốc độ v và bán kính quỹ đạo r theo biểu thức:

a=v2r hoặc a=r.ω2

3. Lực hướng tâm và một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế.

- Một vài tình huống chuyển động tròn trong thực tế, trong đó lực hướng tâm không thấy rõ ràng ngay từ đầu và liên quan mật thiết đến mức độ an toàn của chuyển động:

Lực ma sát đóng vai trò lực hướng tâm

B. Trắc nghiệm Chuyển động tròn

Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.

B. Chuyển động quay của đầu kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.

C. Chuyển động quay của cánh quạt của chiếc chong chóng.

D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Chuyển động tròn đều là chuyển động của quỹ đão là đường tròn, có tốc độ không đổi, tức là vật dịch chuyển được các cung tròn có số đo góc như nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.

A - Sai là vì khi ô tô hãm phanh, tốc độ của bánh xe giảm dần.

B - Đúng vì kim phút quay đều.

C - Sai vì chiếc chong chóng chưa chắc đã quay đều.

D - Sai vì cánh quạt khi vừa tắt điện sẽ có tốc độ giảm dần.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?

A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.

B. Độ lớn của gia tốc aht=v2r, với v là tốc độ, r là bán kính quỹ đạo.

C. Gia tốc của chuyển động tròn đều a=ω2r.

D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.

Đáp án: C

Giải thích:

Mối liên hệ giữa gia tốc hướng tâm và tốc độ góc: aht=v2r=ω2r

Vecto gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo, vecto vận tốc luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm xét.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là chính xác? Trong chuyển động tròn đều:

A. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.

B. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ dài.

C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.

D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn t lệ với bình phương tốc độ góc

Đáp án: D

Giải thích:

Trong chuyển động tròn đều, vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có phương, chiều luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

Độ lớn của gia tốc aht=v2r=ω2r, với v là tốc độ, ω là tốc độ góc, r là bán kính quỹ.

Câu 4: Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm aht = 4 cm/s2. Chu kì T của chuyển động vật đó là:

A. 8π s.

B. 6π s.

C. 12π s.

D. 10π s.

Đáp án: D

Giải thích:

Chu kì T của chuyển động của vật là: T=2πrv

Mặt khác: aht=v2rv=r.ahtT=2πraht=10π

Câu 5: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là:

A. 1,52.10−4 rad/s; 1,82.10−3 rad/s.

B. 1,45.10−4  rad/s; 1,74.10−3 rad/s.

C. 1,54.10−4 rad/s; 1,91.10−3 rad/s.

D. 1,48.10−4 rad/s; 1,78.10−3 rad/s.

Đáp án: B

Giải thích:

Bán kính quỹ đạo kim phút: Rp = 10 cm = 0,1 m.

Kim phút quay 1 vòng được 1 giờ nên chu kì quay tròn của điểm đầu kim phút là:

Tp = 1h = 3600 s

Tốc độ góc của kim phút là: ωp=2πTp=2.3,143600=1,74.103 rad/s

Kim giờ quay 1 vòng mất 12 giờ nên chu kì của điểm đầu kim giờ là:

Tg = 12.3600 = 43200 s.

Tốc độ góc của kim giờ là: ωg=2πTg=2.3,1443200=1,45.104 rad/s

Câu 6: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

A. ω=2πT;ω=2πf.

B. ω=2πT;ω=2πf.

C. ω=2πT;ω=2πf.

D. ω=2πT;ω=2πf.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng:

T=2πω=1fω=2πf

Câu 7: Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s?

A. 7200 rad/s.

B. 125,7 rad/s.

C. 188,5 rad/s

D. 62,8 rad/s.

Đáp án: B

Giải thích:

ω=2πT=1200 vòng/phút=1200.2π60 rad/s125,7 rad/s.

Câu 8: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6380 km. Tốc độ của vệ tinh là:

A. 7796 m/s.

B. 7651 m/s.

C. 6800 m/s.

D. 7902 m/s.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu kì của chuyển động: T = 90.60 = 5400 s.

Tốc độ góc: ω=2πT=2π5400 rad/s

Tốc độ: v=ω.r=2π5400(6380+320).10007796 m/s.

Câu 9: Một chiếc xe đạp chạy với vận tốc 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Gia tốc hướng tâm của xe là:

A. 0,11 m/s2.

B. 0,4 m/s2.

C. 1,23 m/s2.

D. 1,6 m/s2.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi đơn vị: 40 km/h = 1009 m/s

Gia tốc hướng tâm: aht=v2r=100921001,23 m/s2

Câu 10: Một bánh xe đạp có đường kính là 20 cm, khi chuyển động có vận tốc góc là 12,56 rad/s. Vận tốc dài của một điểm trên vành bánh xe là bao nhiêu?

A. 6,489 m/s.

B. 4,186 m/s.

C. 2,512 m/s.

D. 1,256 m/s.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: v=ω.r=ω.d2=12,56.0,22 = 1,256 m/s.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Sự biến dạng

Lý thuyết Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

Lý thuyết Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

Lý thuyết Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

Lý thuyết Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian

1 5,472 16/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: