Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2 (có đáp án): Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2.

1 1,023 09/05/2022
Tải về


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều

Câu 1: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?

A. Thước dây

B. Dây rọi

C. Cốc đong

D. Đồng hồ điện tử

Đáp án: A

Giải thích:

A – dụng cụ đo chiều dài.

B – dụng cụ đo phương của trọng lực.

C – dụng cụ đo thể tích.

D – dụng cụ đo thời gian.

Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

A. Nhiệt kế

B. Cân điện tử

C. Đồng hồ bấm giây

D. Bình chia độ

Đáp án: B

Giải thích:

A – dụng cụ đo nhiêt độ.

B – dụng cụ đo khối lượng.

C – dụng cụ đo thời gian.

D – dụng cụ đo thể tích.

Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

A. Thước cuộn

B. Ống pipet

C. Đồng hồ

D. Điện thoại

Đáp án: C

Giải thích:

A – dụng cụ đo độ dài.

B – dụng cụ lấy chất lỏng.

C – dụng cụ đo thời gian.

D – thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin.

Câu 4: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

A. Thước kẻ

B. Nhiệt kế rượu

C. Chai lọ bất kì

D. Bình chia độ

Đáp án: D

Giải thích:

A – dụng cụ đo độ dài.

B – dụng cụ đo nhiệt độ.

C – dụng cụ đựng chất lỏng vì có những chai lọ không có vạch chia hoặc không ghi dung tích chứa được bao nhiêu chất lỏng thì không đo được thể tích chất lỏng.

D – dụng cụ đo thể tích vì có vạch chia.

Câu 5: Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

A. Được ăn, uống trong phòng thực hành.

B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.

C. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.

D. Ngửi nếm các hóa chất.

Đáp án: B

Giải thích:

A – việc không được làm.

B – việc cần làm .

C – việc không được làm, xảy ra bất kì sự cố nào cũng cần báo với giáo viên.

D – việc không được làm.

Câu 6: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm chất gây nổ?

A.

 Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2 (có đáp án): Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều (ảnh 1)

B.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2 (có đáp án): Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều (ảnh 1)

C.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2 (có đáp án): Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều (ảnh 1)

D.

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 2 (có đáp án): Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời

A – Kí hiệu cảnh báo chất gây nổ.

B – Kí hiệu cảnh báo chất dễ cháy.

C – Kí hiệu cảnh báo chất nguy hiểm khác.

D – Kí hiệu cảnh báo chất ăn mòn.

Chọn đáp án A

Câu 7: Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?

A. Tự ý xử lý sự cố.

B. Gọi bạn xử lý giúp.

C. Báo giáo viên.

D. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên báo giáo viên ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho mọi người.

Câu 8: Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành?

A. Chạy nhảy trong phòng thực hành.

B. Đọc hiểu các biển cảnh báo trong phòng thực hành khi đi vào khu vực có biển cảnh báo.

C. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

D. Cẩn thận khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

Đáp án: A

Giải thích:

A – việc không nên làm

B – việc nên làm

C – việc nên làm

D – việc nên làm

Câu 9: Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?

A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.

B. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.

C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.

D. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.

Đáp án: B

Giải thích:

A – không nên làm.

B – nên làm.

C – không nên làm, chỉ nên mang những đồ liên quan tới bài học hôm đó.

D – không nên làm, nên thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.

Câu 10: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là phát biểu không đúng?

A. Quan sát gân lá cây ta dùng kính lúp.

B. Quan sát tế bào virus ta dùng kính hiển vi.

C. Để đo thể tích hòn đá bỏ lọt bình chia độ ta cần bình chia độ, bình tràn và bình chứa.

D. Để lấy một lượng chất lỏng ta dùng ống hút nhỏ giọt.

Đáp án: C

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – sai, để đo thể tích hòn đá bỏ lọt bình chia độ ta chỉ cần bình chia độ.

D – đúng

1 1,023 09/05/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: