Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 11 (có đáp án): Tách chất ra khỏi hỗn hợp – Cánh diều

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 11.

1 1,921 09/05/2022
Tải về


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp – Cánh diều

Câu 1: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào?

A. Chiết.                                                    

B. Dùng máy li tâm.

C. Cô cạn.                                                  

D. Lọc.

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng phương pháp lọc để tách cát ra khỏi nước vì cát là chất rắn không tan trong nước.

Câu 2: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước?

A. Dùng nam châm.                                                      

B. Cô cạn.

C. Chiết.                                                                       

D. Lọc.

Đáp án: C

Giải thích:

Dùng phương pháp chiết để tách dầu hỏa ra khỏi nước vì dầu hỏa không tan trong nước.

Câu 3: Người ta dùng phương pháp lọc để:

A. tách các chất không hòa tan trong nhau ra khỏi hỗn hợp.

B. tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.

C. tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.

D. tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.

Câu 4: Để thu được muối ăn từ nước biển, người làm muối sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Dùng nam châm

C. Bay hơi

D. Chiết.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện nay thì muối được sản xuất chủ yếu bằng cách cho bay hơi nước biển thì thu được muối kết tinh.

Câu 5: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp  nào?

A. Cô cạn

B. Chiết

C. Lọc

D. Dùng nam châm

Đáp án: B

Giải thích:

Người tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp bằng phương pháp chiết.

Câu 6: Chọn phương pháp phù hợp để tách calcium carbonate từ hỗn hợp của calcium carbonate và nước?

A. Chiết

B. Cô cạn

C. Lọc

D. Dùng nam châm

Đáp án: C

Giải thích:

Calcium carbonate là chất rắn không tan trong nước nên dùng phương pháp lọc để tách riêng được calcium carbonate.

Câu 7: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

A. sự giống nhau về tính hóa học của các chất.

B. sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.

C. sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.

D. sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa trên sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Câu 8: Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước cần các dụng cụ:

A. phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

B. đèn cồn, bát sứ, kiềng đun.

C. phễu lọc, đũa thủy tinh, bình tam giác, phễu chiết.

D. đũa thủy tinh, bình tam giác, giấy lọc, phễu lọc.

Đáp án: A

Giải thích:

Dụng cụ chiết dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn với nước gồm: phễu chiết, giá đỡ, bình tam giác.

Câu 9: Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và cát bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Cô cạn.

B. Dùng nam châm.

C. Chiết.

D. Lọc.

Đáp án: B

Giải thích:

Sắt bị nam châm hút còn cát thì không bị nam châm hút. Vì vậy dùng nam châm sẽ tách được bột sắt ra khỏi hỗn hợp.

Câu 10: Tách lưu huỳnh (sulfur) ra khổi hỗn hợp gồm nước và lưu huỳnh bằng phương pháp nào?

A. Lọc

B. Chiết

C. Dùng nam châm

D. Cô cạn

Đáp án: A

Giải thích:

Lưu huỳnh không tan trong nước nên dùng phương pháp lọc để tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp lưu huỳnh với nước.

Các câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Trắc nghiệm Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Trắc nghiệm Bài 14: Phân loại thế giới sống

Trắc nghiệm Bài 15: Khóa lưỡng phân

Trắc nghiệm Bài 16: Virus và vi khuẩn

1 1,921 09/05/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: