Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 10 (có đáp án): Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch – Cánh diều

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 10.

1 4,330 05/05/2022
Tải về


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch – Cánh diều

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng.                              

B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                         

D. Không khí.

Đáp án: C

Giải thích:

Chất tinh khiết là Sodium chloride do nó không có lẫn chất khác.

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

A. Nước muối sinh lí.

B. Bột canh.

C. Nước khoáng.

D. Muối ăn (sodium chloride).

Đáp án: D

Giải thích:

Muối ăn (sodium chloride) là chất tinh khiết.

Câu 3: Trong các hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là hỗn hợp không đồng nhất?

A. Hỗn hợp nước muối.

B. Hỗn hợp nước đường.

C. Hỗn hợp dầu ăn và nước.

D. Hỗn hợp nước và rượu.

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D là hỗn hợp đồng nhất.

C là hỗn hợp không đồng nhất.

Câu 4: Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

A. dung dịch.                          

B. huyền phù.

C. dung môi.                           

D. nhũ tương.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù.

 

Câu 5: Hỗn hợp thu được khi cho dầu ăn vào giấm và khuấy đều là:

 A. dung dịch.                         

B. huyền phù.

C. dung môi.                           

D. nhũ tương.

Đáp án: D

Giải thích:

Hỗn hợp dầu ăn và giấm là nhũ tương vì dầu ăn, giấm đều là chất lỏng và không tan vào nhau.

Câu 6: Khi cho một thìa đường vào một cốc nước và khuấy đều, ta thu được:

A. Dung môi       

B. Dung dịch

C. Nhũ tương

D. Huyền phù

Đáp án: B

Giải thích:

Khi cho đường vào nước thì đường tan hoàn toàn trong cốc nước tạo thành dung dịch nước đường. Trong đó, đường là chất tan và nước là dung môi.

Câu 7: Chất rắn nào sau đây không tan trong nước?

A. Muối ăn

B. Calcium carbonate

C. Đường

D. Viên C sủi

Đáp án: B

Giải thích:

Calcium carbonate không tan trong nước.

Muối ăn, đường, viên C sủi tan được trong nước.

Câu 8: Muốn pha cà phê hòa tan nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào?

A. Nước nóng.              

B. Nước ở nhiệt độ phòng.

C. Nước lạnh.       .                                                       

D. Nước ấm.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiệt độ cao thì cà phê tan nhanh hơn.

Câu 9: Nước khoáng trong suốt, không màu có lẫn một số chất tan khác (calcium, sodium, bicarbonate,…). Vậy nước khoáng

A. là hỗn hợp đồng nhất.                                              

B. là hỗn hợp không đồng nhất.

C. là chất tinh khiết.                                  

D. không phải là hỗn hợp

Đáp án: A

Giải thích:

Nước khoáng là hỗn hợp đồng nhất vì các chất đều tan trong nước.

Câu 10: Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

A. Nghiền nhỏ chất rắn.

B. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.

C. Dùng nước nóng.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hòa tan hoặc dùng nước nóng.

Các câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 11: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Trắc nghiệm Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Trắc nghiệm Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể

Trắc nghiệm Bài 14: Phân loại thế giới sống

Trắc nghiệm Bài 15: Khóa lưỡng phân

1 4,330 05/05/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: