Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 14 (có đáp án): Phân loại thế giới sống – Cánh diều

Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 14.

1 1,142 09/05/2022
Tải về


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống – Cánh diều

Câu 1: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật

A. (1), (2), (3)               

B. (2), (3), (4)

C. (1), (2), (4)                

D. (1), (3), (4)

Đáp án: C

Giải thích:

Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Câu 2: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài Chi (giống)  Họ Bộ Lớp Ngành Giới

B. Chi (giống) Loài Họ Bộ Lớp Ngành Giới

C. Giới Ngành Lớp Bộ Họ Chi (giống) Loài

D. Loài Chi (giống) Bộ Họ Lớp Ngành Giới

Đáp án: A

Giải thích:

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài Chi (giống)  Họ Bộ Lớp Ngành Giới.

Câu 3: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

A. Động vật, Thực vật, Nấm                     

B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus

C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus

D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

Đáp án: D

Giải thích:

Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm 5 giới là: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?

(1) Cấu trúc tế bào

(2) Cấu tạo cơ thể

(3) Đặc điểm sinh sản

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

A. (1), (2), (3), (5)                   

B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (2), (3), (4)                   

C. (1), (3), (4), (5)

Đáp án: D

Giải thích:

Người ta không sử dụng vai trò trong tự nhiên và thực tiễn của động vật để phân chia các giới sinh vật.

Câu 5: Tên khoa học của các loài được hiểu là?

A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia

B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)

C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu

D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố)

Đáp án: B

Giải thích:

Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố.

Câu 6: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật?

A. Vì chúng có kích thước nhỏ                  

B. Vì chúng có khả năng di chuyển

C. Vì chúng là cơ thể đơn bào          

D. Vì chúng có roi

Đáp án: C

Giải thích:

Thực vật là các cơ thể đa bào, nhân thực còn trùng roi là cơ thể đơn bào, nhân thực nên trùng roi không được xếp vào nhóm thực vật.

Câu 7: Cho hình ảnh sau:

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 14 (có đáp án): Phân loại thế giới sống – Cánh diều (ảnh 1)

Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

A. Tên khoa học           

B. Tên địa phương

C. Tên dân gian            

D. Tên phổ thông

Đáp án: A

Giải thích:

- Mỗi loài sinh vật đã được tìm thấy trên Trái Đất đều có một tên khoa học khác nhau. Để khẳng định loài A và loài B có phải cùng một loài không người ta sẽ tra tên khoa học của loài đó.

- Tên khoa học của cá quả (cá lóc đồng) là: Channa striata

Câu 8: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

A. Khởi sinh                 

B. Nguyên sinh             

C. Nấm                

D. Thực vật

Đáp án: A

Giải thích:

Giới khởi sinh gồm các sinh vật đơn bào, nhân sơ nên vi khuẩn lam thuộc giới Khởi sinh.

Câu 9: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh        

B. Nguyên sinh             

C. Nấm               

D. Thực vật

Đáp án: D

Giải thích:

Thực vật là các sinh vật đa bào nhân thực và có khả năng tự dưỡng.

Câu 10: Môi trường sống nào dưới đây có độ đa dạng loài thấp?

A. Hoang mạc               

B. Nước mặn

C. Rừng rậm                 

D. Nước ngọt

Đáp án: A

Giải thích:

Hoang mạc là nơi có khí hậu khô, nóng; độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao nên có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

Các câu hỏi trắc nghiệm KHTN lớp 6 sách Cánh diều có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Khóa lưỡng phân

Trắc nghiệm Bài 16: Virus và vi khuẩn

Trắc nghiệm Bài 17: Đa dạng nguyên sinh vật

Trắc nghiệm Bài 18: Đa dạng nấm

Trắc nghiệm Bài 19: Đa dạng thực vật

1 1,142 09/05/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: