TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 (có đáp án 2024): Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9.

1 4017 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Câu 1: Theo luật Doanh nghiệp, trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp ?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Cán bộ, công chức nhà nước.

C. Người đang không có việc làm.

D. Nhân viên doanh nghiệp tư nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định:

Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Nộp thuế đầy đủ.

B. Công khai thu nhập trên báo chí.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an nình.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo quy định tại điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau:

“Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp

1.Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2.Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3.Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4.Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Câu 3: Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm là thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh?

A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm.

B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

C. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân.

D. Đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Đáp án: A

Câu 4: Bà H nuôi 10 con rùa đỏ - con vật thuộc danh mục động vật hoang dã, quý hiếm nằm trong sách đỏ mà nhà nước cấm kinh doanh. Việc làm của bà H đã xâm phạm

A. pháp luật kinh doanh.

B. pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. chính sách bảo vệ thiên nhiên.

D. chính sách môi trường.

Đáp án: B

Giải thích: Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các loài động thực vật và hệ sinh thái…

Câu 5: Do bị bạn bè rủ rê, D đã thử hút thuốc có chứa chất ma túy, đến khi bó mẹ D phát hiện thì D đã trờ thành con nghiện. Hành vi sử dụng ma túy của D đã vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.

C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn hút thuốc.

Đáp án: D

Câu 6: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. lao động công vụ.

B. phát triển kinh tế.

C. quan hệ xã hội.

D. bảo vệ môi trường.

Đáp án: B

Câu 7: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi công dân đều phải

A. tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi.

B. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. tích cực ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.

D. đồng loạt tham gia giải cứu hàng hóa.

Đáp án: B

Câu 8: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi công dân đều phải

A. tích cực ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.

B. tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi.

C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

D. đồng loạt tham gia giải cứu hàng hóa.

Đáp án: C

Câu 9: Pháp luật về sự phát triển kinh tế quy định khi tiến hành hoạt động kinh doanh mọi người đều phải

A. quản lý nhân sự trực tuyến.

B. sử dụng lao động theo thời vụ.

C. tuân thủ quy định về quốc phòng.

D. nhập khẩu nguyên liệu hữu cơ.

Đáp án: C

Câu 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Buôn bán động vật quý hiếm.

B. Đi xe phóng nhanh vượt ẩu.

C. Buôn bán bánh kẹo ngày Tết.

D. Sản xuất khẩu trang

Đáp án: B

Câu 11: Anh A có ý định mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Anh A cần có hoặc không cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng ký mở cửa hàng ?

A. Có tối thiểu bằng tốt nghiệp đại học ngành Y.

B. Không cần bất cứ bằng cấp, giấy tờ nào.

C. Có tối thiểu là bằng tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp.

D. Cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức bất kỳ ngành nào.

Đáp án: C

Câu 12: Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội quy định về

A. ngăn chặn bài trừ tệ nạn xã hội.

B. phòng chống thiên tai.

C. phòng chống dịch bệnh COVID-19.

D. thúc đẩy phát triển văn hóa.

Đáp án: A

Câu 13: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào

A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.

B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. việc doanh nghiệp có sử dụng 100% lao động là người khuyết tật.

D. chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Đáp án: B

Câu 14: Ông K đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một hecta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử - văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về

A. bảo vệ di sản văn hóa.

B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng.

D. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Đáp án: B

Câu 15: Công ty T chế biến nông sản để xuất khẩu, Công ty D sản xuất rượu có nồng độ cồn cao, Công ty C phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn công ty D. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có mức thuế khác nhau?

A. Mặt hàng sản xuất kinh doanh.

B. Lợi nhuận thu được.

C. Doanh thu của mỗi công ty.k

D. Khả năng sản xuất kinh doanh.

Đáp án: A

Câu 16: Công ty sản xuất ống nhựa G áp dụng các biện pháp để xử lý tốt nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Việc làm của Công ty B là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh.

A. Giữ gìn vệ sinh môi trường của Công ty.

B. Bảo vệ môi trường.

C. Bảo vệ danh dự, uy tín cho công ty.

D. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân.

Đáp án: B

Câu 17: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện.Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải là

A. ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên.

B. xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

C. điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái.

D. nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp.

Đáp án: D

Câu 18: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là

A. từ 18 đến 27 tuổi.

B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.

C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Đáp án: C

Câu 19: Mặt hàng nào không được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam?

A. Thực phẩm chức năng.

B. Kinh doanh bán hàng đa cấp.

C. Bán hàng qua mạng.

D. Thực vật, động vật rừng quý hiếm.

Đáp án: D

Câu 20: Ông B có giấy phép kinh doanh tạp hóa nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra cửa hàng nhà ông đã lập biên bản xử phạt và tịch thu một số hàng hóa không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông B cho rằng ông có giấy phép đăng ký kinh doanh và việc làm của cơ quan thuế là sai luật. Vậy hành vi của cơ quan thuế là

A. sai luật.

B. đúng luật.

C. lạm quyền.

D. mưu lợi cá nhân.

Đáp án: B

Câu 21: Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. Đây chính là nội dung của pháp luật về

A. phát triển văn hóa.

B. phát triển kinh tế.

C. bảo vệ môi trường

D. các lĩnh vực xã hội.

Đáp án: D

Câu 22: Sau bữa trưa ở bờ biển Đồ Sơn, bạn A đã gom rác rồi vứt xuống biển cho nhanh. Hành vi của bạn A là vi phạm hoạt động về

A. bảo vệ môi trường biển.

B. bảo vệ môi trường khu dân cư gần biển.

C. bảo vệ các nguồn nước.

D. phục hồi môi trường.

Đáp án: A

Câu 23: Tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của ai?

A. Cán bộ, chiến sĩ quân đội.

B. Cán bộ, chiến sĩ công an.

C. Công dân đủ 18 tuổi trở lên.

D. Mọi công dân Việt Nam.

Đáp án: D

Câu 24: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng ký doanh nghiệp từ chối. Theo em, trong các lý do dưới đây, lý do từ chối nào của cơ quan đăng ký kinh doanh là đúng pháp luật ?

A. L chưa có bằng đại học y.

B. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

C. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược.

D. L chưa nộp thuế.

Đáp án: C

Câu 25: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.

B. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.

D. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký

Đáp án: D

Câu 26: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là nội dung của phát triển nước ở lĩnh vực

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, đảm bảo phát triển giống nòi là thực hiện chăm lo sức khỏe cho toàn dân, thuộc lình vực xã hội.

Câu 27: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Nhà nước.

B. Công dân.

C. Các tổ chức trong và ngoài nước.

D. Nhà nước và mỗi công dân.

Đáp án: D

Giải thích: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân.

Câu 28: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

A. Phục hồi môi trường.

B. Chôn lấp chất thải độc hại, chất phóng xạ.

C. Quản lí chất thải.

D. Bảo tồn tài nguyên môi trường.

Đáp án: B

Giải thích: Chất thải độc hại, chất phóng xạ phải được xử lí riêng theo đúng quy trình chứ không được sử dụng phương pháp chôn lấp thông thường, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Câu 29: Trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, công việc có tầm quan trọng đặc biệt là

A. Bảo vệ tài nguyên rừng.

B. Bảo vệ tài nguyên đất.

C. Bảo vệ tài nguyên nước.

D. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Đáp án: A

Giải thích: Bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

Câu 30: Người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể bị xử lí hành chính, xử lí kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo

A. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

B. Hoàn cảnh, điều kiện vi phạm.

C. Điều kiện, mức độ vi phạm.

D. Mức độ, tính chất vi phạm

Đáp án: D

Giải thích: Hành vi vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 31: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc?

A. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc;

B. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;

C. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng;

D. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải xử lí nghiêm minh, kịp thời.

Đáp án: A

Giải thích: Đảm bảo quốc phòng và an ninh là: Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước.

Câu 32: Quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định tại điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013?

A. Điều 30.

B. Điều 31.

C. Điều 32.

D. Điều 33.

Đáp án: D

Giải thích: Quyền tự do kinh doanh của công dân quy định tại điều 33 Hiến pháp 2013 và trong các luật về kinh doanh.

Câu 33: Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận

A. Cho phép kinh doanh.

B. Đăng kí kinh doanh.

C. Hoạt động kinh doanh.

D. Nộp thuế doanh nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.

Câu 34: Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nào được coi là quan trọng nhất?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh;

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

C. Bảo vệ môi trường;

D. Bảo vệ quền lợi người tiêu dùng;

Đáp án: B

Giải thích: Trong các nghĩa vụ của công dân khi thực hiện hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế là rất quan trọng, cần phải được thực hiện nhiêm chỉnh.

Câu 35: Công dân không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây khi thực hiện kinh doanh?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.

B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

C. Tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động.

D. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Việc tạo ra nhiều việc làm mới cho những người trong độ tuổi lao động được nhà nước khuyến khích nhưng mức độ thực hiện do khả năng của từng người, từng doanh nghiệp nên không phải là nội dung bắt buộc.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại có đáp án

1 4017 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: