TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 (có đáp án 2024): Công dân bình đẳng trước pháp luật

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3.

1 26791 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Câu 1: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiên nghĩa vụ của mình là nội dung bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về quyền và trách nhiệm.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

C. Bình đẳng về quyền lợi của cá nhân.

D. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung kiến thức phần công dân bình đẳng trước pháp luật: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Bác Hồ nói: “ Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai giàu nghèo, tôn giáo, giống nòi, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ thể hiện là công dân bình đẳng về

A. trách nhiệm với đất nước.

B. quyền của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm pháp lý.

Đáp án: B

Giải thích: Mọi công dân đều được hưởng quyền của mình, các quyền được hưởng như bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu,..

Câu 3: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước

A. cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

B. cơ quan, tổ chức theo quy định của nội quy.

C. gia đình theo quy định của dòng họ.

D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung kiến thức công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp cấp 3, H được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì tiếp tục học lên đại học, còn D thì nhập ngũ phục vụ quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

B. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Hỗ trợ người già neo đơn.

B. Lựa chọn loại hình kinh doanh.

C. Tự chuyển địa điểm học tập.

D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế

Câu 6: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu loại hình dịch vụ kinh doanh.

B. Hoàn thiện hồ sơ cấp mã số thuế.

C. Khai báo tạm trú tạm vắng theo quy định.

D.Từ chối công khai danh tính người tố cáo.

Đáp án: B

Câu 7: Khi vi phạm pháp luật, công dân dù ở bất kì cương vị nào đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về chính trị.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ.

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí”: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về việc hưởng quyền và làm nghĩa vụ của công dân trước pháp luật?

A. Trong cùng điều kiện, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau.

B. Công dân chỉ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi đã đủ tuổi trưởng thành.

C. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mỗi người là không giống nhau.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”:

Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:

+ Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…

+ Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Câu 9: Qua kiểm tra buôn bán của các gia đình trong xã, đội quản lí thị trường của huyện X đã lập biên bản xử phạt một số cá nhân và hộ kinh doanh do kinh doanh mặt hàng không có trong giấy phép đăng kí kinh doanh. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng thể hiện điều gì?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về quyền và trách nhiệm.

C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Công dân bình đẳng trước Tòa án.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỷ luật)

Câu 10: Tòa án nhân dân tỉnh C xét xử vụ án tham nhũng đã quyết định áp dụng hình phạt tù đối với 3 cán bộ về tội: “ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hình phạt mà Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Về nghĩa vụ trước pháp luật.

B. Về chấp hành hình phạt.

C. Về trách nhiệm pháp lí.

D. Trước tòa án.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí”: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 11: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng

A. về trách nhiệm pháp lí.

B. về nghĩa vụ cá nhân.

C. về quyền và nghĩa vụ.

D. về nghĩa vụ và trách nhiệm.

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung “ công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Câu 12: Hai anh C và K là cán bộ được giao quản lí trang thiết bị, vật tư của nhà nước nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị Tòa án xử phạt tù và bồi thường thiệt hại. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Về nghĩa vụ cá nhân.

B. Về nghĩa vụ quản lí.

C. Về trách nhiệm pháp lí.

D. Về trách nhiệm công vụ.

Đáp án: C

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí”: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 1, Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. Như vậy, theo quy định này, dù công chức đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác và giữ bất kỳ chức vụ nào thì khi phát hiện có hành vi tham nhũng đều bị xử lý nghiêm.

Câu 13: Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp chậm nộp thuế khi đến hạn nộp, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Đáp án: A

Giải thích: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 14: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm:

A. điều tra.

B. hòa giải.

C. pháp lý.

D. cảnh cáo.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật

Câu 15: Việc xét xử các vụ án kinh tế trong những năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghịa vụ trong kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lí.

C. quyền trong kinh doanh.

D. trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: D

Giải thích: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 16: Khoản 2, Điều 5, Hiến pháp 2013 : “ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác” là biểu hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ

B. quyền và nghĩa vụ.

C. nghĩa vụ.

D. quyền.

Đáp án: D

Câu 17: Khi tiến hành kinh doanh, mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.

B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.

C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.

D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Chủ thể kinh doanh phải nộp các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường... Ngoài ra, phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể, vào ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, trong trường hợp sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích sản xuất, tiêu thụ trong nước; thuế tài nguyên trong trường hợp có hoạt động khai thác tài nguyên

Câu 18: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng kiểm xe đúng thời hạn.

B. Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.

C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội cho trẻ em.

D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học xác định hành vi đúng.

Câu 19: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định ở đâu?

A. Chỉ thị, thông tư.

B. Nghị quyết, văn bản.

C. Hiến pháp, pháp luật.

D. Quyết định, chính sách.

Đáp án: C

Giải thích: Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định

Câu 20: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả hai anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

A. Sự không công bằng.

B. Sự bất bình đẳng.

C. Sự mất cân đối.

D. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Đáp án: D

Câu 21: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

A. Khả năng về kinh tế, chính trị.

B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.

C. Trình độ học vấn cao hay thấp.

D. Các mối quan hệ xã hội.

Đáp án: B

Câu 22: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. được đền bù thiệt hại.

b. bị tước quyền con người.

C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. được giảm nhẹ hình phạt.

Đáp án: C

Giải thích: Nội dung “ công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý”: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 23: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Lựa chọn giao dịch dân sự.

B. Thay đổi địa bàn cư trú.

C. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.

D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.

Đáp án: C

Câu 24: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây thực hiện nghĩa vụ của người sản xuất, kinh doanh?

A. Kinh doanh nhưng không nộp thuế đầy đủ.

B. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

C. Buôn bán hàng kém chất lượng.

D. Sản xuất các mặt hàng bị cấm kinh doanh.

Đáp án: C

Giải thích: Tìm hiểu Luật bảo vệ người tiêu dùng: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Câu 25: Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.

B. Nộp thuế theo quy định.

C. nhập cảnh trái phép.

D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.

Đáp án: A

Giải thích:

Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 26: Mối quan hệ giữa quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân?

A. Khăng khít.

B. Chặt chẽ.

C. Không tách rời.

D. Tách rời.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Câu 27: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Bình đẳng trước pháp luật.

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Đáp án: D

Giải thích: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của
pháp luật.

Câu 28: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không

A. Thiên vị.

B. Phân biệt đối xử.

C. Phân biệt vị trí.

D. Khác biệt.

Đáp án: B

Giải thích: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

Câu 29: Việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?

A. Quan trọng.

B. Cần thiết.

C. Tất yếu.

D. Cơ bản.

Đáp án: B

Giải thích: Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

Câu 30: Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về

A. Quyền và nghĩa vụ.

B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Trách nhiệm công dân.

Đáp án: C

Giải thích: Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.

Câu 31: Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.

B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.

C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.

D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.

Đáp án: A

Giải thích: Công ty X và Y có cùng điều kiện như nhau nên sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ giống nhau, nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế là vi phạm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 32: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Công bằng trước pháp luật.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Công dân trước pháp luật.

D. Trách nhiệm trước pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 33: Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Tất cả mọi công dân.

B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.

C. Nhà nước và công dân.

D. Nhà nước và xã hội.

Đáp án: D

Giải thích: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

Câu 34: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc

A. Thi hành nghĩa vụ.

B. Thực hiện trách nhiệm.

C. Thực hiện nghĩa vụ.

D. Thi hành trách nhiệm.

Đáp án: C

Giải thích: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Câu 35: Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào

A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.

C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.

D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án

1 26791 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: