TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 (có đáp án 2024): Công dân với các quyền dân chủ

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7.

1 15253 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ

Câu 1: Biểu hiện công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. phải tán thành mọi quan điểm trái chiều.

B. theo dõi diễn biến dịch bệnh.

C. tuyên truyền thông tin thất thiệt về dịch Covid-19.

D. phát biểu ý kiến trong hội nghị.

Đáp án: D

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi

A. công khai nội dung phiếu bầu cử.

B. bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt.

C. công khai thời gian bỏ phiếu.

D. tự ý bỏ phiếu thay người khác.

Đáp án: C

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chỉ những người có chức quyền.

B. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp.

C. Mọi công dân.

D. Chỉ những cá nhân có liên quan.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia vào thảo luận các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực

Câu 4: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền công khai, minh bạch.

D. Quyền tự do bày tỏ quan điểm.

Đáp án: B

Câu 5: Phương án nào sau đây là đặc trưng của dân chủ gián tiếp?

A. Phải đủ 20 tuổi trở nên mới được quyền dân chủ gián tiếp.

B. Chỉ có tổ chức mới được quyền dân chủ gián tiếp.

C. Phải có người giới thiệu được quyền dân chủ gián tiếp.

D. Người dân bầu cử ra người đại diện cho mình để quyết định những công việc chung.

Đáp án: D

Giải thích: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của Nhà nước.

Câu 6: Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, việc làm nào sau đây được nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?

A. Đường lối chủ trương chính sách.

B. Kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ phí.

C. Đề án xây dựng nông thôn mới.

D. Sản xuất khẩu trang y tế.

Đáp án: B

Câu 7: Anh B đi xe máy vào đường ngược chiều, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 700000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an thành phố.

B. Khiếu nại đến người cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.

C. Đăng bài lên Facebook nói xói người cảnh sát này.

D. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định:

“Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Câu 8: Phương án nào dưới đây là nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu.

B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu.

C. Cử tri nhắn tin bầu cử qua điện thoại.

D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

Đáp án: A

Giải thích: Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mình vào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực Nhà nước.

Câu 9: Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ do luật nào quy định?

A. Luật Báo chí.

B. Luật khiếu nại.

C. Luật hành chính.

D. Luật Tố cáo.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, người khiếu nại có các quyền, nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, người khiếu nại có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đều có thể ủy quyền cho luật sư khiếu nại.

Thứ hai, người khiếu nại có quyền nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý (với các đối tượng được trợ giúp pháp lý) tư vấn về pháp luật hay ủy quyền cho họ khiếu nại.

Câu 10: Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Công bằng.

B. Tự do.

C. Bình đẳng.

D. Dân chủ.

Đáp án: C

Giải thích: Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo pháp luật Việt Nam có hai nội dung: sự bình đẳng giữa các cử tri và sự bình đẳng giữa các ứng cử viên. Khi đi bầu cử, mỗi cử tri có một lá phiếu và giá trị của mỗi lá phiếu là như nhau đối với việc xác định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử.

Câu 11: Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri, đại biểu Quốc hội T đã dùng tiền mua chuộc phiếu bầu của người dân. Đại biểu T đã vi phạm quyền dân chủ nào?

A. Quyền bầu cử.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền ứng cử.

D. Quyền tố cáo.

Đáp án: A

Giải thích: Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định rõ: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 12: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây?

A. Phổ thông.

B. Bỏ phiếu kín.

C. Bình đẳng.

D. Trực tiếp.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Theo nguyên tắc này, mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự)

Câu 13: Đối với Nhà nước, quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện

A. quyền lợi của Nhà nước.

B. bản chất dân chủ, tiến bộ.

C. quyền lợi của giai cấp cầm quyền.

D. quyền lực của Nhà nước.

Đáp án: B

Câu 14: Theo quy định của pháp luật bầu cử, quyền bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và có lợi.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.

D. Phổ thông, có lợi.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 15: Anh A nhờ con trai thay mình đi bỏ phiếu bầu cử nhưng con trai anh đã từ chối. Con trai anh A không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Phổ thông.

B. Trực tiếp.

C. Bình đẳng.

D. Bỏ phiếu kín.

Đáp án: B

Giải thích: Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Câu 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây?

A. Luật Hình sự.

B. Luật dân sự.

C. Hiến pháp.

D. Nghị định.

Đáp án: C

Giải thích: Điều 28 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước.

Câu 17: Vì bị sốt nên anh K đã nhờ đồng nghiệp bỏ phiếu bầu hộ mình sau khi đã lựa chọn kỹ danh sách ứng cử viên. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Tập trung.

B. Dân chủ.

C. Trực tiếp.

D. Phổ thông.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học: Trường hợp này, anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử trực tiếp vì không trực tiếp bỏ phiếu mà nhờ người khác bỏ giúp mình.

Câu 18: Trường THPT H tổ chức cho học sinh góp ý kiến vào dự thảo luật giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Các em học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại của công dân.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền bày tỏ ý kiến.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học có thể thấy: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (giáo dục).

Câu 19: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?

A. Vô thời hạn.

B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.

C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.

D. Tùy từng trường hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

Câu 20: Anh A góp ý xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. cơ quan.

B. cả nước.

C. địa phương.

D. trung ương

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học:dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương;...)

Câu 21: Bộ giáo dục lấy ý kiến về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bạn T cho rằng việc góp ý này chỉ có giáo viên mới có quyền, bạn P cho rằng chỉ có các lãnh đạo cấp cao mới có quyền góp ý. Còn bạn Y cho rằng mọi công dân đều có quyền tham gia góp ý. Ai là người hiểu đúng về quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?

A. Bạn Y.

B. Bạn P.

C. Bạn T.

D. Bạn T và Y.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương

Câu 22: Trong cuộc họp tổ dân phố H, để lấy ý kiến người dân về mức đóng góp xây dựng nông thôn mới. Sở kế hoạch của mình không được người dân nhất trí, nên ông F tổ trưởng dân phố chỉ thông báo mức đóng góp và nói trong cuộc họp này rằng, mức thu này đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Trong tình huống này, ông F đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này ông F đã vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì đã không để dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi đưa ra quyết định.

Câu 23: Khi đang giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh thì chị A phát hiện anh G có hành vi gian lận phiếu bầu, chị A đã kể cho bạn thân là anh H và anh T nghe, vốn mâu thuẫn với anh G nên anh H lập tức đăng tin đồn thất thiệt bôi nhọ anh G trên trang tin cá nhân, còn anh T nhắn tin tống tiền anh G. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử?

A. Anh G, vợ chồng chị A.

B. Anh G, chị A, anh H và anh T.

C. Vợ chồng chị A, anh G, anh H và anh T.

D. Vợ chồng chị A, anh H và anh T.

Đáp án: A

Giải thích: Trong tình huống này vợ chồng chị A và anh G đã vi phạm nguyên tắc bầu cử vì anh G có hành vi gian lận phiếu bầu cử; vợ chồng chị A cũng vi phạm vì chồng chị A không tự mình bỏ phiếu trực tiếp và chị A đã giúp chồng bỏ phiếu bầu cử theo đề xuất của anh.

Câu 24: Đến ngày bầu cử nhưng lại diễn ra vào đúng ngày các bạn H, N, M đi học thêm môn Toán nên ba bạn đã bàn nhau cùng đến điểm bầu cử và để H ở ngoài trông xe, N và M nhận và viết phiếu bầu cho nhanh. Khi vào trong thấy đông người, sợ muộn học N đã nhờ ông T bỏ phiếu vào thùng giúp cả nhóm. Thấy vậy, ông E tổ trưởng tổ bầu cử không đồng ý. Nhân lúc không ai để ý, N đã chuyển tất cả phiếu bầu cho anh G đứng trên bỏ giúp vào hòm phiếu. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp?

A. Ông T, anh G và N.

B. N, H, G và ông E.

C. N, H, M và anh G.

D. Anh G, ông T và N.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Như vậy trong trường hợp trên N, H, M đều vi phạm vì không trực tiếp bỏ phiếu vào hòm

Câu 25: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bình đẳng.

B. Trực tiếp.

C. Phổ thông.

D. Bỏ phiếu kín

Đáp án: A

Câu 26: Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Người đang bị tạm giam.

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Đáp án: B

Giải thích:

Những người không được thực hiện quyền bầu cử:

+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

+ Người đang bị tạm giam

+ Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 27: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Đáp án: B

Giải thích: Quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị ngang nhau thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử.

Câu 28: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Đáp án: A

Giải thích: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm thể hiện nguyên tắc phổ thông trong bầu cử.

Câu 29: Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên muốn tham gia ứng cử cần phải

A. Được mọi người yêu mến và tin tưởng.

B. Có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

C. Có bằng cấp và chuyên môn giỏi.

D. Có khả năng diễn thuyết tốt.

Đáp án: B

Giải thích: Công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử.

Câu 30: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện

A. Quyền làm chủ của mình.

B. Mong ước và nguyện vọng chính đáng của mình.

C. Ý chí và nguyện vọng của mình

D. Sức mạnh của giai cấp mình.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Câu 31: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống trong lĩnh vực nào của đất nước?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền bầu cử và ứng cử của công dân thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta, sự bình đẳng của công dân trong đời sống chính trị của đất nước.

Câu 32: Công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tham gia quản lí xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 33: Quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

D. Quyền tham gia quản lí xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền tố cáo là quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 34: Ai là người thực hiện quyền tố cáo?

A. Mọi công dân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

B. Công dân, tổ chức bị quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp của
mình.

C. Mọi công dân phát hiện quyết định hành chính xâm phạm vào lợi ích hợp pháp
của mình và người khác.

D. Mọi công dân, tổ chức phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền tố cáo là quyền công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 35: Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm mấy bước?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Đáp án: C

Giải thích:

Bao gồm 4 bước:

- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại.

- Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại.

- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả thì có thể tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính câp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu, hoặc kiện ra toàn án hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

- Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại có đáp án

1 15253 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: