TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án 2024): Công dân với các quyền tự do cơ bản

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6.

1 20,535 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Câu hỏi nhận biết và thông hiểu

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi

A. cần phục vụ công tác điều tra.

B. sao lưu biên lai thu phí.

C. kiểm tra hóa đơn tiền điện.

D. thống kê bưu phẩm đã giao.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ pháp lý tại khoản 2 điều 192 quy định cụ thể về căn cứ để kiểm tra dữ liệu điện tử như sau:

“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.

Câu 2: Trong lúc chị A ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn của giám đốc gửi đến, vì ghen ăn tức ở với chị nên anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới dây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.

B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Được tự do đọc thông tin.

D. Được đảm bảo an toàn về tài sản.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

Câu 3: Hành vi nào dưới đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

B. Đưa giùm thư cho người bị khiếm thị.

C. Kiểm tra số lương thư trước khi gửi.

D. Nhận thư không đúng tên mình, trả lại cho bưu điện.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.

Câu 4: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

C. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Đáp án: C

Giải thích: Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 5: Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí

A. bằng cách sử dụng bạo lực.

B. theo quy định của pháp luật.

C. thông qua chủ thể bảo lãnh.’

D. tại các phiên tòa lưu động.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 33 , Bộ luật dân sự 2015. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe doạ giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tính mạng và sức khỏe của công dân.

B. danh dự của công dân.

C. tinh thần của công dân.

D. nhân phẩm của công dân.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Câu 7: Hành vi đánh người, làm tổn hại sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Tự do về thân thể của công dân.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Câu 8: Vì ghen ghét H học giỏi hơn mình nên Y đã tung tin xấu về H liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp lên trên Facebook. Trong trường hợp này Y đã xâm phạm tới

A. tính mạng, sức khỏe của H.

B. nhân phẩm, danh dự của H.

C. vật chất, tinh thần của H.

D. sức khỏe, trí tuệ của H.

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

Câu 9: Ông P làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Khi làm xong, ông lục túi thì thấy mất 100000 đồng. Ông liền nghi ngay cho V đứa trẻ nhà hàng xóm lấy trộm. Ông P đã tự ý xông vào nhà V, bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận là đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bảo hộ tính mạng, sức khỏe.

Đáp án: D

Giải thích: Hành vi của ông A vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: tự ý xông vào nhà; quyền bất khả xâm phạm về thân thể: kéo về nhà mình, trói tay’, quyền bảo hộ về nhân phẩm, danh dư: nghi ngờ ngay cho V khi chưa tìm hiểu.

Câu 10 : Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. giám hộ trẻ vị thành niên.

B. giam, giữ người trái pháp luật.

C. theo dõi tội phạm nguy hiểm.

D. cách ly người bị nhiễm dịch theo quy định.

Đáp án: D

Giải thích: Nội dung Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

Câu 11: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.

C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

D. Có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.

Đáp án: B

Giải thích:

Các trường hợp pháp luật cho phép bắt người:bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội pháp thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Câu 12: Hành vi bắt có trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung bài học :

- Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Câu 13: Anh A tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

B. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Quyền nhân thân của công dân.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào nội dung bài học Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Câu 14: Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường N, T đã viết phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của ta đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo vệ uy tín.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền được bảo đảm về thanh danh.

D. Quyền được giữ gìn hình ảnh cá nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung bài học: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.

+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

Câu 15: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ thực hiện khi có quyết định hoặc phê chuẩn của:

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Viện kiểm sát nhân dân.

D. Tổng thanh tra.

Đáp án: C

Giải thích: Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

Câu 16: Theo quy định của Pháp luật công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành bắt giữ một người nào đó đang

A. phạm tội quả tang.

B. khống chế con tin.

C. cướp giật tài sản.

D. truy lùng tội phạm.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang truy lùng tội phạm.

Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì không chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới có quyền bắt giữ đối tượng phạm tội mà bất kỳ người nào cũng có quyền bắt giữ người phạm tội đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã. Sau khi bắt các đối tượng này thì cần phải giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Câu 17: Bà V cho rằng đàn trâu nhà anh H đã phá nát ruộng rau nhà mình nên bà đã chửi đổng khiến anh H tức giận và anh đã lấy gậy đánh trọng thương khiến bà V phải nhập viện. Anh H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự do ngôn luận.

B. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bất khả xâm phạm về danh dự.

Đáp án: B

Giải thích:

Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.

+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Câu 18: Công an có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Học sinh gây mất trật tự trong lớp học.

B. Hai vợ chồng to tiếng với nhau.

C. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.

D. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.

Đáp án: C

Câu 19: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức

A. vừa vi phạm pháp luật.

B. vừa trái với chính trị.

C. vừa vi phạm chính sách.

D. vừa trái với thực tiễn.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái đạo đức, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.

Câu hỏi vận dụng

Câu 20: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A vì ông A chống đối và xúc phạm danh dự nên cán bộ D đã đạp vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh gãy tay ông A.Cán bộ D đã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tài chính cá nhân.

B. Được bảo hộ về sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này cán bộ D đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về tài chính cá nhân: đập vỡ bình gốm gia truyền; quyền được bảo hộ về sức khỏe: đánh gãy tay ông A; quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm: lăng mạ ông A.

Câu 21: H và K đang truy đuổi người cướp túi xách khi vào ngõ trong hẻm thì thấy mất dấu vết H nhìn quanh thấy có một ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để khám còn mình thì đi theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. H và người bị mất cắp.

B. K và người bị mất cắp.

C. H, K và người bị mất cắp.

D. H và K

Đáp án: B

Giải thích: Trong trường hợp này K và người bị mất cắp đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi chưa được sự đồng ý của chủ nhà cũng như chưa được pháp luật cho phép.

Câu 22: Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D đã tán tỉnh ép nên đã kéo và nhốt D tại phòng trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi hai tiếng sau mới trả cho về . Vài hôm sau D và K ( bạn của D) gặp V và H trong đám cưới sẵn có hơi men D và K đã gây gổ và dạy cho V và H một bài học để trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe của công dân ?

A. V và H.

B. V, H, K và D.

C. D và K.

D. D, V và H.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này D và K đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe của công dân vì đã có hành vị gây gổ, hung hãn, côn đồ, đánh người

Câu 23 : Anh Q đi uống rượu về đang chạy xem máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra. Lo sợ bị phát hiện nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 anh cảnh sát mặc thường phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe.Khi bị bắt, anh Q đã chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặt thường phục, gây thương tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?

A. Anh Q và 2 cảnh sát mặc thường phục.

B. Anh Q và 3 cảnh sát.

C. Anh Q.

D. 2 cảnh sát mặc thường phục.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này anh Q đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe vì Q đã có hành vi lấy dao nhọn đâm vào bụng cảnh sát gây thương tích, tổn hại sức khỏe của ah cảnh sát.

Câu 24: Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của G, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của anh G, anh B đã đem lời lăng mạ anh S, anh S bức xúc rủ thêm các anh M, N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 35%. Hỏi những ai dưới xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Anh B, anh M, anh N.

B. Anh S, M, N.

C. Anh M, N.

D. Anh B, N.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp này:

Anh B vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Anh M và N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 25: Do mâu thuẫn với Giám đốc D nên chị t đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của Giám đốc để trên bàn, rồi nhờ anh E đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung không tốt. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bả an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Giám đốc D, chị T.

B. GIám đốc D, chị T, anh E và anh K.

C. Chị T, anh E và anh K.

D. Giám đốc D, anh E.

Đáp án: C

Giải thích: Trong trường hợp này chị Ta, anh E và anh K đều vi phạm quyền được đảm baoe an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì có những hành vi như: chụp trộm nội dung công văn mật, đăng nội dung lên facebook, chia sẻ thông tin.

Câu 26: Khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời gian tối đa bao lâu?

A. 12 giờ.

B. 24 giờ.

C. 36 giờ.

D. 48 giờ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Câu 27: Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người thì người bị bắt phải được

A. Trả tự do sau 12 giờ.

B. Trả tự do ngay.

C. Phải được đền đù.

D. Phải được theo dõi trong 24 giờ.

Đáp án: B

Giải thích: Trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Nếu Viện Kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn thì người bị bắt phải được trả tự do ngay.

Câu 28: Đánh người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được sống và được tôn trọng của công dân.

Đáp án: B

Giải thích: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Câu 29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là

A. Không ai được làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

B. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

C. Không ai được can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

D. Không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Đáp án: B

Giải thích: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Câu 30: Một cá nhân hoặc tổ chức tự ý vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm

A. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

B. Quyền tự do cư trú.

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.

Câu 31: Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp và việc khám xét phải tuân theo

A. Trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. Công văn hướng dẫn của Viện kiểm sát.

C. Chỉ đạo của Viện kiểm sát.

D. Chỉ đạo của cơ quan công an.

Đáp án: A

Giải thích: Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 32: Quyền tự do dân chủ nào là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do đi lại.

C. Quyền tự do trao đổi.

D. Quyền tự do thân thể.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền tự do dân chủ là cơ sở, điều kiện để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

Câu 33: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?

A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

Câu 34: Anh A nợ anh B một số tiền lớn từ lâu nhưng chưa chịu trả dù anh B đã đòi nhiều lần. Quá tức giận, anh B đến trường học của con anh A, dụ cháu đến nhà mình chơi rồi giữ lại để buộc anh A phải trả tiền cho mình. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân.

C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.

Đáp án: A

Giải thích: Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Câu 35: Sau khi bị mất trộm chiếc xe đạp, bà Y đã trình báo với cơ quan công an phường X. Trong đơn trình báo, bà Y đã khẳng định ông C là người lấy cắp. Dựa vào lời khai của bà Y, công an phường X đã bắt khẩn cấp ông C. Việc làm của công an phường X đã xâm phạm đến quyền nào của ông C?

A. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.

B. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

Đáp án: C

Giải thích: Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại có đáp án

1 20,535 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: