TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án 2024): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5.

1 9867 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu hỏi nhận biết và thông hiểu

Câu 1: Các dân tộc đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội.

Đáp án: B

Câu 2: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được bảo đảm quyền và

A. bình đẳng.

B. tự do.

C. nghĩa vụ.

D. phát triển.

Đáp án: C

Câu 3: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. xã hội.

D. chính trị.

Đáp án: D

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị:

+ Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

+ Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

+ Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước.

+ Tham gia góp ý những vấn đề xây dựng đất nước.

Câu 4: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc

A. được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

B. thiểu số được tạo điều kiện phát triển về mọi mặt.

C. được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

D. được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào khái niệm bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?

A. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.

B. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.

C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.

D. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.

Đáp án: D

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung bài học phần quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị

+ Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng => quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục.

Câu 6: Các dân tộc ở Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. giáo dục.

B. văn hóa.

C. học tập.

D. tư tưởng.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa, giáo dục: Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.

Câu 7: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực Nhà nước là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. xã hội.

D. thành phần.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị: Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Câu 8: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

A. Đạo pháp dân tộc.

B. Kính chúa yêu nước.

C. Buôn thần bán thánh.

D. Tốt đời đẹp đạo.

Đáp án: C

Giải thích: Buôn thần bán thánhnghĩa là: Bán thần bán thánh.. Kẻ xấu, dựa vào chùa miếu, lấy danh nghĩa thần thánh phật trời, lợi dụng lòng mê tín của người ta mà làm tiền.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây bị coi là hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc:

A. Người dân tộc thiểu số nhận nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước.

B. Có trường dân tộc nội trú dành riêng cho học sinh dân tộc.

C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.

D. Không chơi với các bạn là người dân tộc thiểu số.

Đáp án: C

Câu 10: Nội dung nào dưới đây nói về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa?

A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

C. Các dân tộc được duy trì những tập tục cổ hủ của dân tộc mình.

D. Các dân tộc không được sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, PTTQ, văn hoá tốt đẹp.

Câu 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.

B. Đầu tư và phát triển.

C. Văn hóa, xã hội.

D. Kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm: bình đẳng về chính trị; bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị?

A. Ứng cử hội đồng nhân dân.

B. Mở rộng phát triển khu sinh thái xanh.

C. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến.

D. Được tiêm vacxin phòng chống dịch.

Đáp án: A

Giải thích:

Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị:

+ Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

+ Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

+ Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước

Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đều có quyền:

A. Bầu cử đại biểu quốc hội.

B. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.

C. Giữ gìn văn hóa truyền thống.

D. Đầu tư kinh doanh làm giàu hợp pháp.

Đáp án: D

Câu 14: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các chủng tộc.

Đáp án: B

Giải thích: Khái niệm bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 15: Khẳng định: “Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau” là đề cập đến nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các công dân.

B.Bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Bình đẳng giữa các giai cấp.

Đáp án: B

Giải thích: Khái niệm bình đẳng giữa các dân tộc: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của cong người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Công dân Việt Nam thuộc bất kì dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Câu 16: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở VIệt Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của

A. pháp luật.

B. tôn giáo.

C. đạo pháp.

D. hội thánh.

Đáp án: A

Giải thích:

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:

- tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật;

- đều bình đẳng trước pháp luật;

- những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ

Câu 17: Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng giữa các

A. dân tộc.

B. tôn giáo.

C. sắc tộc.

D. vùng, miền.

Đáp án: B

Giải thích:

Quyền tự do tín ngưỡng được quy định tại khoản 1, 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013 như sau “mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

⇨ Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng về các tôn giáo

Câu 18: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là gì?

A. Niềm tin.

B. Nguồn gốc.

C. Hậu quả xấu.

D. Nghi lễ.

Đáp án: C

Giải thích:

Mê tín được hiểu là có niềm tin mãnh liệt vào những điều phù phiếm, mơ hồ, không căn cứ nào để chứng minh. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như là tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, hao tốn thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, thiệt hại về tài sản.

Với những nguy hại của mê tín dị đoan như trên nên Nhà nước nghiêm cấm mọi hình thức mê tín dị đoan và có chế tài thích đáng với người vi phạm. Theo điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Câu 19: Việc H'Hen Niê – một cô gái người dân tộc Ê-đê đăng quang hoa hậu hoàn vũ Việt Nam năm 2018, đã có một bộ phận giới trẻ tỏ ra bất mãn và công kích sau khi cô đăng quang vì cho rằng H'Hen Niê là người dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện:

A. quyền tự do ngôn luận của công dân.

B. sự bình đẳng trong thị hiếu và hưởng thụ văn hóa.

C. sự phân biệt đối xử với các dân tộc thiểu số.

D. quyền dân chủ của công dân.

Đáp án: C

Câu hỏi vận dụng

Câu 20: Anh P và chị H thưa chuyện với hai bên gia đình để được kết hôn với nhau. Nhưng bố mẹ anh P là ông T và bà G đã không đồng ý và ra sức can ngăn vì lo chị H là người theo đạo. Cho nên chị đã nhờ bố mẹ mình là ông Y và bà K can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà Y thuyết phục không được, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà P. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

A. Mình ông P.

B. Bố mẹ P và bố mẹ H.

C. Ông U và bà K.

D. Ông T và bà G.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này thì ông T và bà G đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo vì đã ngăn cản việc kết hôn của con vì lí do chị H là người theo đạo, đã phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

Câu 21: Bạn L là một học sinh người dân tộc Tày, bản thân bạn học giỏi. Ước mơ của bạn sau này là muốn học đại học để trở thành một cô giáo. Nhưng đang học phổ thông thì bố mẹ L bắt phải nghỉ học để lấy chồng vì cho rằng con gái không cần học cao, học cao chỉ khó lấy chồng. Việc làm của bố mẹ L đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?

A. Giáo dục.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này bố mẹ L đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục vì bắt L phải nghỉ học và theo quy định của pháp luật thì Nhà nước tạo mọi đk để công dân thuộc các dt khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 22: Sau khi yêu nhau 2 năm, anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý khi anh H là người dân tộc thiểu số. Dù bị phản đối, nhưng cả hai người vẫn quyết định đến Ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Tại đây anh D người có thẩm quyền sau khi xem xét các điều kiện kết hôn theo quy định đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo?

A. Chị K và bố mẹ Chị K.

B. Gia đình anh H và anh H.

C. Chị K và anh H.

D. Bố mẹ chị K và anh D.

Đáp án: D

Câu 23: Để giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia học tập, nhà nước đã ưu tiên để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, các trường dân tộc nội trú, các cơ sở bán trú, hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng để các em có điều kiện học tập. Việc thực hiện các chính sách này là góp phần thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?

A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

B. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.

D. Mở rộng quy mô giáo dục,

D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Đáp án: A

Câu 24: Trong cuộc họp của các cán bộ dân trong bản, bà H cung cấp bằng chứng phản ánh ông P chủ tịch xã có hành vi tự lợi cá nhân, lập danh sách không đúng đối tượng được học tập tại trường nội trú của huyện. Nhận thấy bà H phản ánh đúng sự thật, ông C cũng đưa ra bằng chứng về việc ông P đã nhận tiền của một số hộ gia đình trong bản để xác nhận sai sự thật về hồ sơ vay vốn cho một số gia đình. Ông P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế - giáo dục.

B. Kinh tế - chính trị.

C. Văn hóa – giáo dục.

D. Văn hóa chính trị.

Đáp án: A

Giải thích: Trong trường hợp này ông P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế: nhận tiền hối lộ xác nhận sai sự thật về hồ sơ vay vốn + giáo dục: lập danh sách không đúng đối tượng được học tập tại trường.

Câu 25: Trong cuộc họp của tổ dân phó, bà H phản ánh nhà ông Y lôi kéo người dân theo đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông Y để nghe giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: đó là quyền tự do tôn giáo, việc của người ta bà nói làm gì. Bà S chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm tôn giáo nào khác nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

A. Bà H.

B. Bà H, bà S.

C. Ông X.

D. Bà S, ông X.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trường hợp này thì Ông X và bà S đã hiểu sai: quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của Pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo vệ.

Câu 26: Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

Câu 27: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nội dung của bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, không có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Câu 28: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là nội dung bình đẳng về

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hóa, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình.

Câu 29: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong việc hưởng thụ

A. Chính sách học bổng.

B. Đầu tư tài chính.

C. Một nền giáo dục.

D. Nền giáo dục tiên tiến.

Đáp án: C

Giải thích: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 30: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về

A. Cơ hội học tập.

B. Cơ hội việc làm.

C. Cơ hội phát triển.

D. Cơ hội lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 31: Bình đẳng giữa các dân tộc là................... của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

A. Mục tiêu

B. Ý nghĩa

C. Cơ sở

D. Điều kiện

Đáp án: C

Giải thích: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.

B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc Việt Nam. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.

Câu 33: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các

A. Dân tộc.

B. Công dân.

C. Vùng miền.

D. Giới tính.

Đáp án: A

Giải thích: Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là để tất cả mọi người dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập, thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 34: Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?

A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhằm tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

Câu 35: Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?

A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.

B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.

C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.

D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Đáp án: D

Giải thích: Các dân tộc ở Việt Nam không những được bình đẳng về chính trị, kinh tế mà còn được bình đẳng cả về văn hóa, giáo dục. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại có đáp án

1 9867 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: