TOP 40 câu Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án 2024): Thực hiện pháp luật

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2.

1 25,470 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Câu 1: Thực hiện pháp luật là hành vi:

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. dân chủ trong xã hội.

C. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

D. tự nguyện của mọi công dân.

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào khái niệm “ thực hiện pháp luật”: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.

Câu 2: Thực hiện đúng cam kết của thủ tướng chính phủ về an toàn cháy nổ, không có học sinh nào của trường Trung học phổ thông K đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán. Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật “ tuân thủ pháp luât”: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 3: Công dân tuân thủ pháp luật khi không từ chối

A. Sử dụng vũ khí trái phép.

B. Săn bắn động vật.

C. Không nộp thuế the quy định của pháp luật.

D. Thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật “ tuân thủ pháp luât”: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 4: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những điều pháp luật cho phép?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học các hình thức thực hiện pháp luật “sử dụng pháp luật”: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.

Câu 5: Lợi dụng khi ông A giám độc đi công tác dài ngày, chị L thường xuyên đi làm muộn và về sớm, trong giờ làm việc thì tranh thủ bán hàng online để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính

B. Kỉ luật.

C. Dân sự.

D. Cơ quan.

Đáp án: B

Giải thích: Dựa vào nội dung bài học phần các loại vi phạm pháp luật “ vi phạm kỉ luật” : Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.

Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi pháp luật, xâm phạm tới

A. các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sư khác.

B. quyền lợi của các cơ quan nhà nước.

C. các quy tắc quản lý nhà nước.

D. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Nội dung bài học phần các loại vi phạm pháp luật “vi phạm dân sự”: Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.

Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

A. có điều kiện kinh tế thực hiện.

B. chưa nhận thức và điều khiển được hành vi của bản thân.

C. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

D. đã đủ 18 tuổi thực hiện.

Đáp án: C

Giải thích:

Biều hiện thứ 2 của vi phạm pháp luật: thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

Câu 8: Hình thức nào dưới đây không áp dụng đối với người vi phạm kỉ luật?

A. Phê bình, khiển trách.

B. Chuyển công tác khác.

C. Cảnh cáo.

D. Hạ bậc lương và kiểm điểm.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều 7 Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020) quy định:

Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức

1. Áp dụng đối với cán bộ

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Bãi nhiệm.

2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Hạ bậc lương.

d) Buộc thôi việc.

3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Giáng chức.

d) Cách chức.

đ) Buộc thôi việc.

Câu 9: Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:

A. chủ thể ( pháp luật) kiểm chế không làm những việc mà pháp luật cấm.

B. chủ thể quyết định làm những điều mà pháp luật không cho phép.

C. cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

D. cá nhân, tổ chức quyết định không thực hiện điều mà pháp luật cấm.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào nội dung mục bài học các hình thức thực hiện pháp luật “ thi hành pháp luật”: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 10: Chủ thể dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Tất cả cán bộ là trong tòa án.

B. Mọi cán bộ, công chức công tác trong cơ quan nhà nước.

C. Tất cả các cán bộ, chiến sĩ công an.

D. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào khái niệm áp dụng pháp luật: loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể

Câu 11: Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

A. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

B. Từ đủ 12 đến chưa đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến chưa đủ16 tuổi.

D. Từ đủ 16 đến chưa đủ18 tuổi.

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ Luật hình sự năm 2009 chỉ quy định người phạm tội đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, còn người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Câu 12: Công dân có quyền và nghĩa vụ đi bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội là hình thức:

A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào nội dung “ sử dụng pháp luật”: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình là những điều pháp luật cho phép.

Câu 13: H 16 tuổi là học sinh trường dân tộc nội trú C, đang vận chuyển 2,5 kg ma túy đá thì bị công an bắt. Trong trường hợp này, B sẽ phải chịu trách nhiệm:

A. hành chính

B. hình sự.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Đáp án: B

Giải thích: Theo quy định tại Điều 255 của Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định trường hợp sử dụng trái phép chất ma tuý tại nhà và có từ 02 người trở lên thì hoàn toàn có thể truy tố trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Câu 14: Chị D tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trên đường, bj cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt 300000 nghìn đồng. Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã?

A. Tuân thủ pháp luât.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án: B

Câu 15: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật hình sự?

A. Tái chế khẩu trang bán ra thị trường.

B. Thường xuyên đi làm muộn và về muộn.

C. Tìm hiểu quy trình đăng kí kinh doanh.

D. Tiến hành sàng lọc giới thính thai nhi.

Đáp án: A

Giải thích: Hành vi nhặt, gom khẩu trang đã qua sử dụng để bán lại cho tổ chức, cá nhân khác nhưng gian dối là hàng công ty, hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể bị truy cứu về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự nếu số tiền chiếm đoạt được từ 2 triệu đồng trở lên. Trong trường hợp số tiền chiếm đoạt do hành vi gian dối này dưới 2 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Câu 16: Ông T đã xin giấy phép khi xây nhà, tuy nhiên ông lại không che chắn để vật liệu trên hè phố ảnh hưởng đến mọi người xung quanh nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt hành chính. Hành vi của ông T là vi phạm

A. dân sự

B. kỉ luật.

C. hành chính.

D. trật tự, an toàn xã hội.

Đáp án: C

Giải thích:

Khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, quy định như sau:

1. Xử phạt hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Mua bán nội tạng người.

B. Che giấu nhân thân người bệnh.

C. Khiếu nại tập thể.

D. Giải cứu thông tin.

Đáp án: A

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung “ tuân thủ pháp luật”.

Khoản 3, Khoản 4, Khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định, các hành vi bị nghiêm cấm ở đây là mua bán bộ phận cơ thể người, mua bán xác, lấy ghép sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, quảng cáo, môi giới hiến bộ phận cơ thể vì mục đích thương mại.

Câu 18: Ông M gửi đơn tố cáo đến Ủy ban nhân dân xã tố cáo Công Ty Y thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí trực tiếp ra môi trường. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích:

Căn cứ vào nội dung “ thi hành pháp luật”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

Câu 19: Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ15 tuổi.

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ16 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ17 tuổi.

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ18 tuổi.

Đáp án: A

Giải thích: Khoản 3 Điều 21 của Bộ luật Dân sự quy định: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi".

Câu hỏi vận dụng

Câu 20: Lê Văn A ( 15 tuổi, đang học lớp 10) vi phạm hình sư, A không phải chấp hành hình phạt nào dưới đây?

A. Đi tù có thời hạn.

B. Cải tạo không giam giữ.

C. Cảnh cáo.

D. Phạt tiền.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều 105 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:

1. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

3. Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại."

Câu 21: Một công trình xây dựng B có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng như: chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm 15 tầng, tổng chiều cao khoảng 57m ( vượt 16m, tương đương 5 tầng). Vi phạm trên đây là loại vi phạm nào?

A. Vi phạm hình sự.

B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm hành chính.

D. Vi phạm kỉ luật.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đấu tư xây dựng; khia thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Câu 22: Sau khi được D cho mượn 100tr để mở rộng kinh doanh đào Tết, do hoa nở sớm nên việc kinh doanh bị thất bại, nên khi đến ngày hẹn trả chị D, ông N đã tìm cách tránh mặt. Sau nhiều lần tìm gặp ông N không được. Cho rằng ông N cố tình chiếm đoạt số tiền trên, chị D đã làm đơn kiện ông N ra tòa án dân sự. Sau khi xem xét hồ sơ, tòa án ra quyết định buộc ông N phải hoàn trả số tiền đã vay của chị D.

A. Chị D tuân thủ pháp luật, ông N tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.

B. Chị D sử dụng pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.

C. Chị D thi hành pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.

D. Chị D tuân thủ pháp luât, ông N không tuân thủ pháp luật, tòa án áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào nội dung bài học “ các hình thức thực hiện pháp luật” để xác định các hành vi việc làm của các nhân vật trong tình huống cho đúng.

Câu 23: Ông K là giám đốc công ty C kí hợp đồng lao động dài hạn với anh H. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh H tìm cách trả thù giám đốc K,phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh H vẫn thuê Y đánh bị thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã không tuân thủ pháp luật.

A. Ông K và Y.

B. Ông K, anh H và Y.

C. Anh H và Y.

D. Ông K, anh H, Y và chị L.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cư vào nội dung “ tuân thủ pháp luật”: cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm.

Câu 24: Trong thời gian M và N quen nhau, hai người thường xuyên chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc của nhau trên máy tính của mình. Tuy nhiên gần đây ra mẫu thuẫn dẫn đến việc hai người chia tay. Thời gian sau thấy N yêu anh V, thì M cảm thấy khó chịu và tuyên bố với K là sẽ tìm cách chia rẽ tìm cảm của 2 người. Trong một lần vô tình cho K mượn máy tính,thấy máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã đăng lên rên trang cá nhân của V nhằm chia rẽ tình yêu giữa N và V. Trong trường hợp này anh K đã chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luât.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án: C

Câu 25: Khi đo đất để cấp sổ đỏ ch nhà ông K, cán bộ địa chính H vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm thêm 10m đất của nhà ông T. Gia đình ông T đã gửi đơn khiếu nại lên ông Q Chủ tịch UBND xã. Do trước đó đã nhận được 60 triệu đồng từ phía ông K nên oonng Q đã chỉ đạo cán bọ địa chính H sửa lại hồ sơ gốc nhằm cấp sổ đỏ cho cho gia đình ông K. Trong trường hợp này những ai có thể vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật?

A. Ông K, ông Q và anh H.

B. Ông Q và anh H.

C. Ông K và ang H.

D. Ông K và ông Q.

Đáp án: B

Câu 26: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: B

Giải thích: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 27: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: C

Giải thích: Tuân thủ pháp luật là các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 28: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức
nhà nước có thẩm quyền.

Câu 29: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án: D

Giải thích: Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành.

Câu 30: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Trách nhiệm đạo đức.

Đáp án: A

Giải thích: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 31: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại

A. Hành động.

B. Không hành động.

C. Có thể hành động.

D. Có thể không hành động.

Đáp án: A

Giải thích: Hành vi trái luật có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật, hoặc không hành động – không làm những viêc phải làm theo quy định của pháp luật.

Câu 32: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Đáp án: B

Giải thích: Có bốn loại trách nhiệm pháp lí gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.

Câu 33: Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật

A. Hình sự.

B. Dân sự.

C. Hành chính.

D. Kỉ luật.

Đáp án: A

Giải thích: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Câu 34: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về

A. Tội nghiêm trọng.

B. Tội rất nghiêm trọng.

C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Mọi tội phạm.

Đáp án: D

Giải thích: Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiệm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Câu 35: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy nguyên tắc nào là chủ yếu?

A. Giáo dục.

B. Thuyết phục.

C. Cưỡng chế.

D. Răn đe.

Đáp án: A

Giải thích: Việc xử lí người chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội lấy
nguyên tắc giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành
mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Các câu hỏi trắc nghiệm GDCD lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật có đáp án

Trắc nghiệm Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống có đáp án

Trắc nghiệm Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án

Trắc nghiệm Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án

Trắc nghiệm Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ có đáp án

1 25,470 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: