Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 9 (Cánh diều 2024) có đáp án: Thổ nhưỡng Việt Nam

Bộ 18 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 9 Thổ nhưỡng Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 9.

1 480 08/01/2024


Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam – Cánh diều

Câu 1. Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?

A. Trồng rừng đầu nguồn.

B. Trồng cây ăn quả.

C. Trồng cây công nghiệp.

D. Trồng rau quả ôn đới.

Đáp án đúng là: A

Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu loại đất này được trồng các loại rừng đầu nguồn, cần được bảo vệ. Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

Câu 2. Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng loại cây nào dưới đây?

A. Cây hoa màu.

B. Cây lương thực.

C. Cây ăn quả.

D. Cây công nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Đất nông nghiệp nước ta cải tạo và sử dụng hiệu quả thích hợp trồng cây lương thực có hiệu quả và cho năng suất cao.

Câu 3. Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Ven sông Tiền.

B. Vùng ven biển.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nam Bộ.

Đáp án đúng là: C

Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.

Câu 4. Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở

A. vùng đồi núi.

B. các cao nguyên.

C. vùng núi cao.

D. các đồng bằng.

Đáp án đúng là: D

Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, đặc biệt là 2 đồng bằng lớn ở nước ta (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long).

Câu 5. Ở nước ta, đất feralit hình thành trên đá vôi không phổ biến ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc.

D. Tây Nguyên.

Đáp án đúng là: D

Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc. Còn đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc,...

Câu 6. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho việc

A. đánh bắt thủy sản.

B. nuôi trồng thủy sản.

C. trồng cây lâu năm.

D. trồng cây lúa nước.

Đáp án đúng là: B

Trong thuỷ sản đất phù sa ở các vùng cửa sông ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản như tôm, cua, cá. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn khác nhau, nhiều nhất là cá và tôm.

Câu 7. Nhóm đất feralit chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?

A. 65%.

B. 24%.

C. 56%.

D. 42%.

Đáp án đúng là: A

Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1600 - 1700m trở xuống. Đất feralit hình thành trên các đá mẹ khác nhau.

Câu 8. Nhóm đất đất mùn núi cao chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?

A. 23%.

B. 24%.

C. 15%.

D. 11%.

Đáp án đúng là: D

Nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ 1600 - 1700m trở lên dưới thảm rừng cận nhiệt hoặc ôn đới trên núi.

Câu 9. Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?

A. Phù sa.

B. Feralit.

C. Đất mặn.

D. Đất xám.

Đáp án đúng là: B

Đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... cây dược liệu như quế, hồi, sâm...

Câu 10. Trong nông nghiệp, đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng loại cây nào sau đây?

A. Cây lương thực.

B. Cây công nghiệp.

C. Cây lúa nước.

D. Cây hàng năm.

Đáp án đúng là: B

Trong nông nghiệp đất feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,... cây dược liệu như quế, hồi, sâm... Ngoài ra, đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, cam, vải, xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm…

Câu 11. Quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta là

A. feralit.

B. phù sa.

C. o-xít.

D. bồi tụ.

Đáp án đúng là: A

Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hoà tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy các ôxít sắt và ôxít nhôm, hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam.

Câu 12. Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?

A. Xói mòn, rửa trôi.

B. Sạt lở, cháy rừng.

C. Hạn hán, bóc mòn

D. Xâm thực, bồi tụ.

Đáp án đúng là: A

Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu vào 4 - 5 tháng mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

Câu 13. Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là

A. sạt lở ở miền núi.

B. bồi tụ ở đồng bằng.

C. xói lở ở trung du.

D. mài mòn ở ven biển.

Đáp án đúng là: B

Đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa tạo thành các đồng bằng rộng lớn, điển hình như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,…

Câu 14. Nước ta có mấy nhóm đất chính?

A. 4 nhóm.

B. 3 nhóm.

C. 2 nhóm.

D. 5 nhóm.

Đáp án đúng là: B

Nước ta có nhiều loại đất khác nhau, có thể chia thành 3 nhóm chính là: đất feralit, đất phù sa và đất mùn núi cao.

Câu 15. Nhóm đất nào dưới đây chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?

A. Đất feralit.

B. Đất mặn, phèn.

C. Đất phù sa.

D. Đất mùn núi cao.

Đáp án đúng là: A

Nhóm đất feralit chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên của nước ta, phân bố ở các khu vực đồi núi.

Câu 16. Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?

A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.

D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.

Đáp án đúng là: B

Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

Câu 17. Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?

A. Cây lâu năm.

B. Cây hàng năm.

C. Cây rau đậu.

D. Cây hoa màu.

Đáp án đúng là: A

Đối với sản xuất nông nghiệp: đất phù sa ở nước ta có độ phì cao, thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu... Cây lâu năm thường được trồng ở khu vực có đất feralit, đặc biệt là đất feralit hình thành trên đá badan.

Câu 18. Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?

A. Đồng bằng, đồi núi.

B. Cửa sông, ven biển.

C. Hải đảo, trung du.

D. Cao nguyên, các đảo.

Đáp án đúng là: B

Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 sách Cánh diều, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 11: Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí và phạm vị lãnh thổ Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

1 480 08/01/2024