Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 11 (Cánh diều 2024) có đáp án: Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 11 Phạm vi Biển Đông: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 11
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 11: Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông: Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam – Cánh diều
Câu 1. Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.
B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.
Đáp án đúng là: B
Biển Việt Nam có đặc điểm là Biển lớn, tương đối kín và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
Câu 2. Vùng biển Việt Nam có mấy bộ phận?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Đáp án đúng là: C
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Câu 3. Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
A. Nội thủy.
B. Thềm lục địa.
C. Lãnh hải.
D. Các đảo.
Đáp án đúng là: D
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Câu 4. Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng
A. 21 điểm có toạ độ xác định.
B. 20 điểm có toạ độ xác định.
C. 23 điểm có toạ độ xác định.
D. 22 điểm có toạ độ xác định.
Đáp án đúng là: A
Ngày 25 - 12 - 2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết. Theo đó, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Câu 5. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở vịnh Bắc Bộ do Việt Nam với quốc gia nào sau đây kí kết?
A. Campuchia.
B. Thái Lan.
C. Trung Quốc.
D. Lào.
Đáp án đúng là: C
Ngày 25 - 12 - 2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết. Theo đó, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Câu 6. Vùng biển của Việt Nam là một phần của
A. Biển Xu-Lu.
B. Biển Gia-va.
C. Biển Hoa Đông.
D. Biển Đông.
Đáp án đúng là: D
Vùng biển của Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 và là một phần của Biển Đông.
Câu 7. Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Nam Đại Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Đáp án đúng là: B
Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ.
Câu 8. Về diện tích, Biển Đông là biển lớn thứ mấy trên thế giới?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu 9. Biển Đông có các vịnh biển lớn nào sau đây?
A. Thái Lan và Đà Nẵng.
B. Bắc Bộ và Thái Lan.
C. Vân Phong và Thái Lan.
D. Cam Ranh và Bắc Bộ.
Đáp án đúng là: B
Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, là biển lớn thứ 3 trong các biển trên thế giới. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Câu 10. Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?
A. Bru-nây.
B. Lào.
C. Phi-lip-pin.
D. Xin-ga-po.
Đáp án đúng là: B
Các quốc gia có chung Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Trung Quốc (thuộc khu vực Đông Á). Lào là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không giáp với Biển Đông.
Câu 11. Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?
A. Lãnh hải.
B. Tiếp giáp lãnh hải.
C. Nội thủy.
D. Thềm lục địa.
Đáp án đúng là: C
Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 12. Luật biển quốc tế ra đời năm nào sau đây?
A. 1985.
B. 1982.
C. 1983.
D. 1984.
Đáp án đúng là: B
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 sách Cánh diều, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 1: Vị trí và phạm vị lãnh thổ Việt Nam
Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Địa lí 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD 8 Kết nối tri thức có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD 8 Chân trời sáng tạo có đáp án