TOP 5 mẫu Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (2024) SIÊU HAY

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng gồm 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 6 hay hơn.

1 3,990 28/02/2024


Đoạn văn tả cảnh một khu rừng - Ngữ văn 6

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (Mẫu 1)

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (Mẫu 2)

Viết đoạn văn tả cảnh một khu rừng

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Nhưng hiện nay rừng đang bị tàn phá rất nghiêm trọng làm cho những thiên tai của thiên nhiên không được ngăn chặn khiến cho hàng nghìn,hàng vạn sinh mạng bị mất, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng. Chính vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ rừng, ngăn chặn việc phá rừng, lấy gỗ để buôn bán. Hãy chung tay giữ gìn lá phổi xanh của trái đất.

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (Mẫu 3)

Quê tôi là một mảnh đất cằn cỗi, người dân ở đây khổ lắm nhưng đâu đó vẫn có những tiếng cười. Sáng sáng, lúc tôi thức dậy là đã nghe thấy tiếng các bác chài lưới ngoài biển rồi. Các bác ấy đã nhường giấc ngủ cho chúng tôi. Rồi tới trận lũ tháng 3 năm ngoái cướp đi bao nhiêu sinh mạng và của cải vật chất, nhưng không vì thế mà mọi người nản chí. Nhờ có bàn tay chăm sóc của người dân mà rừng cây quê tôi vẫn đứng sừng sững và thiệt hại cũng giảm đáng kể. Sáng sáng, tôi vào rừng, lũ chim hót lên như đón chào tôi vậy. Những cây gỗ to đứng cao sừng sững, đứng dưới gốc cây tôi cảm thấy an tâm hơn. Hàng trăm loại cây đứng ở đây đã mấy năm rồi. Người quê tôi trước đây không biết gì cứ đốn củi nhiều lắm nên rừng kêu gào đến trận lũ đã cướp đi của họ thì họ mới biết rằng không có rừng thì họ sẽ không thể sống. Rừng bao la, bát ngát khiến cho làng quê tôi ngày càng đẹp hơn. Tôi yêu rừng lắm và mong ước sau này sẽ góp phần vào việc trồng rừng của quê hương.

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (Mẫu 4)

Phú Thọ quê tôi có rừng cọ bạt ngàn xanh biếc. Trải qua bao đời, rừng cọ ấy luôn là người bạn thân thiết của người dân nơi đây.

Từ bên kia sông Thao, nhìn về phía núi xa xa thấy thấp thoáng những rừng cọ. Quê tôi có những ngọn đồi trùng điệp. Những quả đồi tròn. Không phải là những đồi thông, những dải bạch đàn hay cây tràm ta thấy ở nhiều nơi mà là một rừng cọ với những tán lá xanh mát rượi.

Tôi còn nhớ những buổi chiều, tôi cùng đám bạn ở làng lại rủ nhau vào rừng cọ. Trong rừng cọ có biết bao nhiêu cây, từ cây tế, sim, mua và cả mật ong rừng. Nhưng chúng tôi vào đó để hái quả cọ ăn. Thân cây cọ không được nhẵn cho lắm, thế mà có đứa leo được đến tận ngọn để hái quả.

Ngày bé, tôi gầy còm, ốm yếu nên chỉ dám đứng ở dưới gốc cây, chờ các bạn ném quả xuống thì nhặt, gom lại để chia nhau. Lâu lâu, tôi lại về quê. Mỗi lần đi ngang qua những ngọn đồi bạt ngàn cọ cao vút, thẳng tắp với những tàu lá xanh thẫm xòe ô như muốn che mưa che nắng, tôi lại thấy lòng xao xuyến lạ thường.

Kí ức tuổi thơ tôi ngập đầy màu xanh của rừng cọ ngút ngàn, cọ xòe ô che nắng, che cho tuổi thơ em mát lành như lời mẹ ru, như lời cô dạy em hát, múa theo nhịp phách cung đàn… Giờ đây, tôi đã lên thành phố sống. Nhưng những kí ức về dòng sông Lô, đồi chè, rừng cọ trong tôi vẫn thật thiêng liêng và có lẽ sẽ không bao giờ phai nhòa trong tim tôi.

Sau này tôi đã tìm và đọc rất nhiều bài thơ, bài văn của nhiều tác giả viết về trung du, về rừng cọ. Tôi đặc biệt thích bài văn "Rừng cọ quê tôi" của tác giả Nguyễn Thái Vân. Bài văn được ví như sự lột tả hết hình ảnh về cây cọ. Nó cũng là hình ảnh tượng trưng cho Phú Thọ quê tôi: “Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập chùng. Thân cọ dài như thanh kiếm sắc vung lên. Gió bão không thể nào quật ngã”.

Rừng cọ, hình ảnh dù chỉ đứa trẻ lên ba, hay một cụ già râu tóc bạc phơ cũng dễ hiểu một chân lí: Phú Thọ - rừng cọ quê hương mình: trường tôi học, núp trong rừng cọ. Nhà tôi ở trong rừng cọ…”. Với người dân Phú Thọ quê tôi, dù đi đâu, làm gì thì vẫn nhớ về rừng cọ quê mình. Ở đó, kí ức tuổi thơ lam lũ trở về. Chính những hình ảnh về sông Lô, rừng cọ đã làm tôi nhớ mãi.

Tôi luôn nhớ rừng cọ thân thương quê mình. Trong tôi lại ngân vang câu hát: “Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi…

Đoạn văn tả cảnh một khu rừng (Mẫu 5)

Quê hương em Thái Nguyên là cái nôi của cây chè nhưng hình ảnh in sâu trong tâm trí em không phải là những đồi chè nhấp nhô xanh rì mà em lại thích ngắm những rừng cọ hùng vĩ xanh ngút ngàn.

Đi dọc những con đường về phía miền núi, cọ được trồng khắp nơi, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy cọ nhưng một rừng cọ thì khó gặp. Bởi chỉ vào sâu bên trong khuất sau vài quả núi mới còn những rừng cọ lâu năm. Cây cọ mọc rất lâu, một năm có khi chỉ cao thêm vài chục cen-ti-mét, mà càng già lại càng chậm lớn, thế nhưng chẳng biết cọ ở khu rừng này đã được trồng từ bao giờ mà nó đã cao hàng chục mét, có cây phải cao đến 30 mét. Cọ cũng là một cây ưa sáng, trong rừng cọ cây nào cây ấy cũng cố vươn thẳng tắp lên cao, cố gắng rướn tán của mình ra để đón ánh mặt trời. Dưới ánh nắng mặt trời cả rừng cọ trở nên xanh ngắt, giống như một chiếc nón lá cọ khổng lồ. Đi vào trong rừng cọ ta sẽ có cảm giác choáng ngợp khi bị tán lá của cây cọ che hết ánh sáng, tán cây này chồng lên tán cây khác. Cũng bởi vậy mà dưới tán rừng cọ chẳng mấy cây nào phát triển nổi, chỉ có vài cây bụi hoặc cây cỏ là chủ yếu. Rừng cọ được coi như báu vật của người dân nơi đây, quả cọ có thể bán, lá cọ lại càng đắt hàng hơn, người ta lợp nhà bằng lá cọ rồi làm nón, làm áo mưa, làm chổi bằng lá cọ.

Em yêu cây cọ, yêu những cánh rừng cọ và yêu tất cả những gì mà cây cọ đã đem lại cho con người, em hy vọng rằng những cánh rừng cọ sẽ luôn được bảo tồn và gìn giữ.

1 3,990 28/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: