TOP 34 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Bộ 34 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7.

1 470 15/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Câu 1. Khi Pháp xâm lược Nam Bộ( 9/1945), Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có hành động nào để bảo vệ nền độc lập đất nước?

A. Đã tiến hành đàm phán khẩn cấp với Pháp.

B. Tố cáo hành vi của Pháp đến Liên hợp quốc.

C. Đưa toàn bộ quân đội vào Nam chiến đấu.

D. Huy động cả nước để chi viện cho Nam Bộ.

Đáp án đúng là: D

Câu 2. Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực chất nhằm mục đích

A. lật đổ chính quyền cách mạng, tiêu diệt đảng cộng sản.

B. câu kết với bọn phản động để dựng lên chính phủ tay sai.

C. làm hậu thuẫn cho quân Mĩ chiếm Đông Dương.

D. giúp đỡ thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 3. Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nào?

A. Quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam.

B. Các đảng phái trong nước đều câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

C. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

D. Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Quân đội các nước với danh nghĩa Đồng minh vào nước ta sau năm 1945 là

A. quân Anh, quân Trung Hoa Dân quốc.

B. quân Pháp, quân Anh.

C. quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc.

D. quân Anh, quân Mĩ.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Nhiệm vụ cấp bách của Cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. củng cố chính quyền, chống Pháp và nội phản.

B. chống quân Đồng minh đang có âm mưu xâm lược trở lại.

C. chống bọn phản động ta sai của quân Đồng minh.

D. xây dựng đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam đã chứng minh

A. sự đúng đắn của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

B. sự chuẩn bị đầy đủ về lực lượng của ta trước âm mưu mới của kẻ thù .

C. quyết tâm của ta trong việc bảo vệ thành quả của cách mạng.

D. thực dân Pháp đã thất bại hoàn toàn trong âm mưu mới.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân đế quốc nào sau đây đã quay trở lại xâm lược Việt Nam?

A. Anh

B. Pháp

C. Mỹ

D. Nhật

Đáp án đúng là: B

Câu 8. Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19-12-1946?

A. Quân Pháp đánh úp trụ sở Uy ban nhân dân Nam Bộ.

B. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến”.

D. Quân Pháp mở chiến dịch tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc

Đáp án đúng là: B

Câu 9. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947 có nhiệm vụ trọng tâm là

A. giữ thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. đưa cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.

C. phá hủy toàn bộ phương tiện vật chất của Pháp.

D. tiêu diệt toàn bộ binh lực Pháp.

Đáp án đúng là: B

Câu 10. Âm mư­u “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947.

B. Chiến dịch biên giới thu - đông 1950

C. Cuộc Tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Về chính trị, trong những năm 1951-1953, ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?

A. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng.

B. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

C. Quân giải phóng miền Nam ra đời.

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng.

Đáp án đúng là: D

Câu 12. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ở Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.

B. Thực dân Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường chính

C. Thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

D. Mĩ đang hỗ trợ thực dân Pháp triển khai kế hoạch Nava.

Đáp án đúng là: C

Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ở Việt Nam (1946 - 1947)?

A. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào kháng chiến lâu dài.

B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự Nava của Pháp.

C. Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.

D. Là một thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân ta.

Đáp án đúng là: B

Câu 14. Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) là

A. bảo vệ Hà Nội và các đô thị.

B. củng cố hậu phương kháng chiến.

C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch.

D. giam chân quân Pháp tại các đô thị.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947) và Biên giới thu- đông (1950) của quân dân Việt Nam đều

A. chủ động tiến công Pháp.

B. thực hiện chiến tranh nhân dân.

C. mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

D. làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 của quân dân Việt Nam là

A. tinh thần quyết tâm của dân tộc.

B. lực lượng tham gia chiến dịch.

C. bối cảnh quốc tế mở chiến dịch.

D. lực lượng chỉ đạo chiến dịch.

Đáp án đúng là: C

Câu 17. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951)có điểm gì mới so với những chủ trương trước đó của Đảng?

A. Giải quyết triệt để vấn đề dân tộc ở Đông Dương.

B. Xác định đường lối kháng chiến của Đảng.

C. Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.

D. Giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương.

Đáp án đúng là: A

Câu 18. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về

A. đối tượng tác chiến.

B. địa hình tác chiến.

C. loại hình chiến dịch.

D. lực lượng chủ yếu

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Thắng lợi quân sự của quân dân ta trong thu đông năm 1947 đã buộc thực dân Pháp rút đại bộ phận quân khỏi

A. Tây Nguyên.

B. Việt Bắc.

C. Bắc Bộ.

D. Tây Bắc.

Đáp án đúng là: B

Câu 20. Thực dân Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta sau thất bại nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?

A. Thất bại ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối 1946-đầu 1947).

B. Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947.

C. Thất bại trong chiến dịch Biên giới năm 1950.

D. Thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

Đáp án đúng là: B

Câu 21. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ 19/12/ 1946 đến tháng 2/ 1947)?

A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

B. Giam chân địch trong thành phố.

C. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

D. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào kháng chiến lâu dài

Đáp án đúng là: C

Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954), các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu - đông (1950) đều

A. đẩy quân Pháp lâm vào thế phòng ngự, bị động.

B. chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn tiến công chiến lược.

C. đưa tới những chuyển biến tích cực về thế và lực cho ta.

D. làm cho quân Pháp ngày càng phải lệ thuộc vào Mỹ.

Đáp án đúng là: C

Câu 23. Đâu không phải là nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được nêu trong báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?

A. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho dân tộc.

B. Thực hiện người cày có ruộng.

C. Xóa bỏ chế độ phong kiến, nửa phong kiến.

D. Phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Câu 24. Vì sao Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II (1951) lại quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác- Lênin riêng?

A. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử riêng.

B. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

C. Do nguyện vọng của nhân dân 3 nước.

D. Do xu thế phát triển của thế giới.

Đáp án đúng là: A

Câu 25. Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Hội Liên Việt.

C. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào.

D. Mặt trận Liên Việt.

Đáp án đúng là: D

Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953 -1954 ở Việt Nam?

A. Tạo điều kiện cho chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

D. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta.

Đáp án đúng là: C

Câu 27. Trong thời kỳ 1945-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Việt Bắc.

B. Thượng Lào.

C. Điện Biên Phủ.

D. Biên giới.

Đáp án đúng là: C

Câu 28. Những câu thơ sau gợi nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?

“Năm mươi sáu ngày đêm

khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!”

A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Đáp án đúng là: D

Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ở Việt Nam?

A. Trực tiếp kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

D. Góp phần dẫn đến việc kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

Đáp án đúng là: A

Câu 30. So với các cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt nào sau đây?

A. Buộc Pháp phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi khác nhau.

B. Đánh vào nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

C. Tập trung đánh vào cơ quan đầu não của quân Pháp tại Tây Bắc.

D. Đánh vào nơi quan trọng và mạnh nhất của quân Pháp.

Đáp án đúng là: D

Câu 31. Điểm khác biệt về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?

A. Giành thắng lợi khi chưa có sự ủng hộ của các nước lớn trên thế giới.

B. Thắng lợi do có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước lớn (Trung Quốc, Liên Xô).

C. Đều có sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

D. Lấy sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh kinh tế, quân sự.

Đáp án đúng là: A

Câu 32. Điểm tương đồng về nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám với cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)?

A. Truyền thống yêu nước, ý chí của nhân dân.

B. Quá trình chuẩn bị lâu dài.

C. Có chính quyền dân chủ nhân dân.

D. Có sự đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Đáp án đúng là: A

Câu 33. Xác định ý nghĩa của kháng chiến chống Pháp 1945-1954?

A. Mở kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: độc lập-tự do.

B. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và sự thống trị gần 1 thế kỉ.

C. Mở kỉ nguyên: kỉ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH.

D. Chiến thắng mang tầm quốc tế quan trọng và tính thời đại sâu sắc.

Đáp án đúng là: B

Câu 34. Đại hội đại biểu nào của Đảng được coi là “Đại hội Kháng chiến thắng lợi”?

A. Đại hội đại biểu lần thứ I (1935).

B. Đại hội đại biểu lần thứ II (1951).

C. Đại hội đại biểu lần thứ III (1960).

D. Đại hội đại biểu lần thứ IV (1976).

Đáp án đúng là: B

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

- Trên thế giới:

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

+ Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

+ Phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở các nước tư bản.

+ Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực I-an-ta và tình trạng chiến tranh lạnh cũng tác động to lớn đến tình hình Việt Nam.

- Ở Việt Nam:

+ Nhân dân đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng những quyền lợi do chế độ mới mang lại nên đồng lòng ủng hộ cách mạng.

+ Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn như: Quân đội các nước để quốc dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào Việt Nam, các thế lực phản động trong nước ra sức chống phá cách mạng, trên đất nước vẫn còn khoảng sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp,... Trong khi đó, chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng còn non trẻ.

+ Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, những tàn dư của chế độ cũ còn hết sức nặng nề.

=> Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc", Chính phủ Pháp quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh thực hiện dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

2. Diễn biến chính của Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

a. Kháng chiến của nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (1945)

- Ngày 2-9-1945, trong khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc lập, quân Pháp đã bất ngờ xả súng vào đồng bào ta.

- Đêm 22, rạng sáng 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban hành chính Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- Ngày 23 - 1945, Uỷ ban kháng chiến 9 Nam Bộ được thành lập. Quân dân Nam Bộ ra sức củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang và tổ chức chiến đấu nhằm kìm chân quân Pháp trong các thành phố, thị xã ở phía Nam vĩ tuyến 16.

=> Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, tạo điều kiện để nhân dân Nam Bộ và cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp.

b. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

- Sau khi thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa - Pháp (28-2-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946).

- Mặc dù Chính phủ Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí hoà bình, nhưng thực dân Pháp luôn tìm cách phá hoại những điều đã kí kết, đẩy mạnh xâm lược cả nước ta.

- Ngày 19 - 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

- Một số thắng lợi quân sự tiêu biểu:

+ Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.

+ Chiến dịch việt Bắc Thu -đông 1947

+ Chiến dịch biên giới thu - đông 1950

c. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1951-1953)

- Tháng 02 - 1951, tại chiến khu Việt Bắc, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Nền kinh tế kháng chiến được xây dựng, đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống của nhân dân. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng phát triển.

- Quân đội Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (1950-1951), chiến dịch Hoà Bình (đông xuân 1951-1952), chiến dịch Tây Bắc (thu - đông 1952), chiến dịch Thượng Lào (xuân – hè năm 1953).

d. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp thắng lợi (1953-1954)

- Tháng 7/ 1953, được sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Na-va với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành một thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự".

- Đầu tháng 12 – 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ tạo cơ sở cho việc đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương (21-7-1954). Buộc thực dân Pháp phải rút quân về nước. Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. Tạo điều kiện để miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Toàn dân, toàn quân đã phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong chiến đấu và sản xuất. Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất không ngừng được cùng cố và mở rộng; lực lượng vũ trang được xây dựng không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam được tiến hành với sự ủng hộ, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thủ chung của nhân dân Lào và Cam-pu-chia.

+ Cuộc kháng chiến nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Trong nước:

+ Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam.

+ Bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì mới: miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Quốc tế:

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với nhân dân Lào và Cam- pu-chia, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn cõi Đông Dương, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, tăng cường ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa xã hội và các phong trào tiến bộ.

1 470 15/10/2024