TOP 16 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3.

1 214 14/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Giảm dần sự cạnh tranh về kinh tế.

B. Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

C. Hòa hoãn, đối thoại, cùng phát triển.

D. Giảm dần cuộc chạy đua vũ trang.

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển

A. kinh tế.

B. quân sự.

C. thể thao.

D. vũ khí hạt nhân.

Đáp án đúng là: A

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

B. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

A. Hợp tác chính trị-văn hóa là xu thế chủ đạo.

B. Hai siêu cường Xô-Mĩ đối thoại, hợp tác.

C. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.

D. Hai siêu cường Xô-Mĩ đối đầu gay gắt.

Đáp án đúng là: C

Câu 5. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho

A. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.

B. chạy đua vũ trang trở thành hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các nước.

C. sức mạnh của các quốc gia không phụ thuộc vào lực lượng quốc phòng.

D. quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối đầu.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về vị thế của Mỹ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Là nước có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới.

B. Là nước có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế.

C. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất thế giới.

D. Vươn lên thành một cực trong trật tự thế giới đa cực.

Đáp án đúng là: C

Câu 7. Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới với vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia là biểu hiện của xu thế nào sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Xu thế đối thoại, hòa hoãn giữa các nước lớn.

B. Xu thế lấy phát triển chính trị làm trung tâm.

C. Xu thế nhiều trung tâm trong quan hệ quốc tế.

D. Xu thế toàn cầu hóa ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Các nước giải quyết bất đồng và mâu thuẫn bằng thương lượng hòa bình.

B. Các nước xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

C. Các nước liên minh với nhau hình thành các tổ chức quân sự lớn ở các châu lục.

D. Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng hòa hoãn, đối thoại đa phương hóa.

Đáp án đúng là: C

Câu 9. Trật tự đa cực được hình thành vào đầu thế kỉ XXI sau khi trật tự thế giới nào sau đây bị sụp đổ?

A. Trật tự nhất siêu, nhiều cường

B. Trật tự đơn cực

C. Trật tự hai cực I-an-ta

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực trong quan hệ quốc tế?

A. Là trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.

B. Phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

C. Là trật tư thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau.

D. Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xu thế đa cực.

Đáp án đúng là: D

Câu 11. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

A. cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi

B. cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp giữa các cường quốc.

C. sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

D. cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.

Đáp án đúng là: B

Câu 12. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tổ chức nào sau đây đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

D. Diễn đàn hợp tác Á-Âu

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Đọc các thông tin sau:

“G20 (…) chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20)

“Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62%GDP và gần 50% thương mại thế giới”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ chân trời sáng tạo, tr.20)

Cả hai đoạn thông tin trên đều phản ánh đặc điểm nào sau đây của trật tự thế giới đa cực?

A. Vai trò ngày càng gia tăng của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực.

B. Những thời cơ và thách thức đặt ra cho các nước trong trật tự thế giới đa cực.

C. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan với các cường quốc khác.

D. Quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các cường quốc trong trật tự thế giới đa cực.

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa trật tự đa cực so với trật tự hai cực I-an-ta?

A. Tồn tại hai hệ thống kinh tế-xã hội đối lập nhau

B. Được hình thành khi chiến tranh thế giới kết thúc

C. Các nước lớn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế

D. Các nước tập trung phát triển kinh tế là trọng điểm.

Đáp án đúng là: C

Câu 15. “Không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu”. Đoạn thông tin trên phản ánh đặc điểm của trật tự thế giới nào sau đây?

A. trật tự đa cực

B. Trật tự đơn cực

C. Trật tự hai cực I-an-ta

D. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn

Đáp án đúng là: A

Câu 16. “Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần của Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ kết nối tri thức với cuộc sống, tr.20).

Thông tin trên phản ánh đặc điểm gì trong xu thế đa cực hiện nay?

A. Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.

B. Mâu thuẫn đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc trong xu thế đa cực .

C. Mỹ dần mất vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong xu thế đa cực.

D. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong trật tự thế giới đa cực.

Đáp án đúng là: D

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới phát triển theo những xu thế chính sau:

- Xu thế lấy phát triển kinh tế là trọng tâm: Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào ưu tiên phát triển kinh tế, tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc gia, đồng thời nâng cao đời sống người dân.

- Xu thế toàn cầu hóa: Sự kết thúc Chiến tranh lạnh và Trật tự thế giới hai cực I-an-ta, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế: Nhu cầu ổn định để phát triển kinh tế, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đã thúc đẩy xu thế đối thoại, cùng hợp tác, thay cho xu thế đối đầu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trong quan hệ quốc tế.

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

a. Khái niệm đa cực

Đa cực là một thuật ngữ dùng để chỉ một trật tự thể giới có sự tham gia của nhiều nước, nhiều trung tâm, trong đó không một chủ thể nào áp đảo cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

b. Xu thế đa cực

- Sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại.... của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU)....

- Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.

- Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.

1 214 14/10/2024