TOP 27 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Bộ 27 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9.

1 113 15/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

Câu 1. Trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1979, cuộc chiến đấu ở biên giới Tây Nam của quân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Đánh đổ phát xít.

B. Đánh đổ phong kiến.

C. Bảo vệ Tổ quốc.

D. Giải phóng dân tộc.

Đáp án đúng là: C

Câu 2. Trong những năm 1976-1986, nhân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?

A. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

B. Kháng chiến chống Pháp.

C. Đấu tranh giành chính quyền.

D. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Ý nào sau đây là bối cảnh trong nước của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 ở Việt Nam?

A. Xu thế hoà hoãn Đông - Tây tiếp tục diễn ra.

B. Đất nước mới chỉ giải phóng được miền Bắc.

C. Đất nước thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Quan hệ giữa các nước lớn ẩn chứa nhiều phức tạp.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 ở Việt Nam?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.

B. Đất nước tiếp tục chia cắt bởi thế lực bên ngoài.

C. Mĩ hoàn thành thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

D. Xu thế hoà hoãn Đông-Tây tiếp tục diễn ra.

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Sau khi lên nắm quyền (4/1975), tập đoàn Pôn Pốt-Iêng Xa-ri-Khiêu Xăm-phon đã có hành động nào sau đây?

A. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

B. Tiến hành các hoạt động khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

C. Ủng hộ, giúp đỡ công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.

D. Liên kết với các nước Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc.

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Một trong những ý nghĩa quốc tế của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4-1975 là

A. làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam-pu-chia.

B. đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. âm mưu xâm phạm lãnh thổ Việt Nam thất bại.

D. chấm dứt sự chia cắt đất nước kéo dài hơn hai thập kỷ.

Đáp án đúng là: A

Câu 7. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1979 - 1989, diễn ra trên những địa bàn nào sau đây?

A. Trên toàn tuyến biên giới đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

B. Chủ yếu ở các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.

C. Các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu.

D. Các tỉnh biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Trong giai đoạn 1984-1989, địa bàn nào sau đây tiếp tục là chiến trường ác liệt giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc?

A. Khu vực biên giới thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

B. Một số huyện biên giới ở các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên.

C. Khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Cao Bằng.

D. Khu vực biên giới thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Đáp án đúng là: D

Câu 9. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Chính phủ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là

A. quân sự hoá các đảo.

B. xây dựng bia chủ quyền.

C. xây dựng các căn cứ quân sự.

D. Làm đồng minh với Mĩ.

Đáp án đúng là: B

Câu 10. Một trong những hành động thực thi chủ quyền của Chính phủ Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là

A. thường xuyên tiến hành tập trận quân sự với Mĩ.

B. thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

C. đã tiến hành quân sự hoá các đảo lớn.

D. cho Mỹ thuê lại các bến cảng ở Trường Sa.

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc

A. thành lập huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa

B. thành lập đội Hoàng Sa, Bắc Hải và Trường Đà

C. cho hoàn thiện tập Đại Nam nhất thống toàn đồ

D. cử thủy quân ra tuần tra đảo định kì hàng năm

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông là gì?

A. Biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

B. Xây dựng căn cứ hải quân để khẳng định chủ quyền.

C. Kiên quyết sử dụng các biện pháp quân sự cứng rắn.

D. Đàm phán hòa bình, chia sẻ quyền lợi cho các bên.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Các cuộc chiến đấu anh dũng của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia trong năm 1988 đã diễn ra ở các đảo

A. Cô Tô, Cát Bà.

B. Côn Đảo, Phú Quốc.

C. Gạc Ma, Cô Lin.

D. An Bang, Hòn Tre.

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Việt Nam đã làm gì khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 đến hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014?

A. Kêu gọi Trung Quốc và các nước trong khu vực kiềm chế, tiến đến đàm phán ngoại giao.

B. Kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp khu vực và quốc tế, đẩy mạnh đấu tranh quân sự.

C. Tăng cường lực lượng trên toàn Biển Đông, khiến Trung Quốc chịu nhiều thiệt hại.

D. Tăng cường lực lượng tại khu vực đặc quyền kinh tế, tích cực đấu tranh ngoại giao.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Một trong những ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là

A. củng cố sức mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

B. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

C. tạo điều kiện cho Việt Nam có đủ điều kiện được gia nhập tổ chức ASEAN.

D. thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Đáp án đúng là: B

Câu 16. Một trong những bài học được rút ra từ các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay là

A. tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. kiên quyết đấu tranh bằng biện pháp quân sự.

C. gia nhập vào các khối liên minh quân sự.

D. thiết lập quan hệ chiến lược với các nước.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 ?

A. Làm thất bại ý đồ và hành động xâm lược, chống phá Việt Nam và các thế lực thù địch.

B. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai

D. Tạo điều kiện thuận lợi mở đầu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Châu Á.

Đáp án đúng là: D

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa quốc tế của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ sau tháng 4 năm 1975 ?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

B. Góp phần bảo vệ nền hoà bình ở Đông Dương.

C. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Cam Pu Chia.

D. Góp phần bảo vệ nền hoà bình ở khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?

A. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

B. Phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

D. Tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: D

Câu 20. Đâu không phải là nghệ thuật quân sự nổi bật trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay?

A. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.

B. Đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

C. Phối hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.

D. Đánh chớp nhoáng, chinh phục từng gói nhỏ.

Đáp án đúng là: D

Câu 21. Thuận lợi hàng đầu của Việt Nam sau 1975 là

A. đất nước đã được hoàn toàn độc lập thống nhất.

B. có miền Bắc hoàn toàn giải phóng, phát triển kinh tế.

C. nhân dân phấn khởi với chiến thắng mới giành được.

D. các nước trên thế giới tiếp tục ủng hộ cách mạng Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 22. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay?

A. Mục đích đấu tranh của ta là chính nghĩa.

B. Kẻ thù gặp khó khăn trong quá trình xâm lược

C. Lực lượng quân sự của ta lớn mạnh hơn kẻ thù.

D. Ta nhận được ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ bên ngoài.

Đáp án đúng là: A

Câu 23. Khi tiến hành cuộc xâm lược ở biên giới phía Bắc nước ta, thủ đoạn chủ yếu mà quân đội Trung Quốc sử dụng là?

A. Đánh nhanh thắng nhanh.

B. Đánh chắc tiến chắc.

C. Vây thành, diệt viện.

D. Tiến quân thần tốc.

Đáp án đúng là: A

Câu 24. Một trong những điểm giống nhau giữa cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc là

A. bảo vệ chủ quyền quốc gia,dân tộc.

B. đều chống lại kẻ thù là quân Trung Quốc.

C. đều chống lại kẻ thù là quân Pôn Pốt.

D. đều mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.

B. Làm thất bại âm mưu và hành động xâm lược của các thế lực thù địch..

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

D. Mở ra thời kì mới, thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Đáp án đúng là: D

Câu 26. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam thắng lợi đã

A. chấm dứt vĩnh viễn mọi cuộc chiến tranh từ thế lực ngoại xâm..

B. chấm dứt mọi cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc.

C. mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia.

Đáp án đúng là: D

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?

A. Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước.

B. Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Đáp án đúng là: C

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

1. Bối cảnh lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay

* Trong nước:

- Thuận lợi: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Khó khăn: Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn rất nặng nề; đất nước lại bị Mỹ bao vây, câm vận; mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc - Cam-pu-chia đã xuất hiện một số vấn đề phức tạp.

* Quốc tế:

- Thuận lợi: Xu thế hoà hoãn Đông - Tây của thế giới các cường quốc (Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc...) và các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều thay đổi.

- Khó khăn: Tình trạng bất ổn, xung đột vẫn diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

2. Các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4/1975

a. Cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam

- Ngay sau thăng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân Việt Nam tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam chống lại sự xâm lược của tập đoàn Khơ-me đỏ.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng quân dân Việt Nam mở các cuộc tổng phản công làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực của đối phương. Đồng thời quân tình nguyện Việt Nam cùng quân dân Campuchia đánh đổ chính quyền Pôn Pốt.

b. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc

* Nguyên nhân:

- Từ giữa năm 1975, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở nên căng thẳng. Sau đó, Trung Quốc đơn phương chấm dứt các viện trợ kinh tế, kĩ thuật, gây ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam, khiêu khích xâm phạm biên giới phía Bắc của Việt Nam.

- Sáng ngày 17-02-1979, Trung Quốc huy động 32 sư đoàn (60 vạn quân), tiên công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

* Diễn biến: Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân Việt Nam, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đã đứng lên chiến đấu.

* Kết quả: Trước cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân Việt Nam và sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 5/3/1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân.

c. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông

- Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tổ chức nhiều goạt động thực thi chủ quyền biển đảo.

- Tháng 3/1988, Trung Quốc tấn công các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Hoàng Sa khiến hàng chục hải quân hi sinh.

- Việt Nam đang tích cực thúc đẩy việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông.

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 - 1975 đến nay

- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

- Khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

- Góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới.

4. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay

- Không ngừng phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

- TCủng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng bảo vệ tổ quốc.

- Phát triển sáng tạo nghệ thuật chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

1 113 15/10/2024