TOP 21 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Bộ 21 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15.

1 115 15/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Câu 1. Nhân tố nào tạo ra điều kiện thuận lợi để người dân Nghệ An tiếp thu những tư tưởng mới của thời đại trong những năm đầu thế kỉ XX?

A. Có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất trong cả nước.

B. Có trung tâm công nghiệp, buôn bán lớn ở miền Trung.

C. Cuộc sống của người dân khó khăn hơn các vùng khác.

D. Có truyền thống đấu tranh vũ trang bất khuất, kiên cường.

Đáp án đúng là: B

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của người dân quê hương Nghệ An?

A. Hiếu học.

B. Cần cù.

C. “Hòa thuận”.

D. Hiếu chiến.

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Dũng cảm.

C. Yêu nước.

D. Quân phiệt.

Đáp án đúng là: D

Câu 4. Nhiệm vụ cấp bách nhất đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. giành độc lập dân tộc.

B. đòi dân sinh dân chủ.

C. giành ruộng đất cho dân cày.

D. đòi quyền tự do bầu cử.

Đáp án đúng là: A

Câu 5. Thực tiễn các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX ở Việt Nam thất bại chứng tỏ

A. yêu cầu cấp thiết hàng đầu của lịch sử dân tộc chưa được giải quyết.

B. muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải đi theo cách mạng vô sản.

C. con đường đấu tranh vũ trang không phù hợp với truyền thống dân tộc.

D. các trí thức phong kiến không có vai trò gì trong lịch sử dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình

A. nhà nho yêu nước.

B. tiểu tư sản trí thức.

C. bần cố nông.

D. tư sản dân tộc.

Đáp án đúng là: A

Câu 7. Ngôi trường Nguyễn Tất Thành từng theo học trong những năm 1908-1909 là

A. Quân sự Hoàng Phố.

B. Bưởi.

C. Quốc Tử giám.

D. Quốc học Huế.

Đáp án đúng là: D

Câu 8. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành đã tham gia dạy học tại trường

A. Tiểu học Pháp-Việt Đông Ba.

B. Quốc học Huế.

C. Dục Thanh.

D. Chu Văn An.

Đáp án đúng là: C

Câu 9. Trong hành trình tìm đường cứu nước, từ năm 1912 đến năm 1930, Nguyễn Tất Thành không đặt chân đến quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

C. Nhật Bản.

D. Thái Lan.

Đáp án đúng là: C

Câu 10. Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong tổ chức nào sau đây ở Pháp năm 1918?

A. Đảng Xã hội Pháp.

B. Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Dân chủ.

D. Đảng Cộng sản Pháp.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước với tên gọi mới là

A. Văn Ba.

B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Hồ Chí Minh.

D. Lý Thụy.

Đáp án đúng là: A

Câu 12. Nguyễn Ái Quốc lấy tên gọi Hồ Chí Minh lần đầu tiên khi

A. sang Xiêm hoạt động trong Việt kiều yêu nước (1928).

B. bị chính quyền Anh bắt giam ở Hồng Công (1931).

C. từ Liên Xô về Trung Quốc để chuẩn bị về nước (1938).

D. sang Trung Quốc để vận động ngoại giao (1942).

Đáp án đúng là: D

Câu 13. Nguyên nhân quyết định thành công của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là

A. do tài năng, uy tín của Nguyễn Ái Quốc.

B. sự chỉ đạo kịp thời của Quốc tế thứ hai.

C. sự giúp đỡ của Lê-nin và Quốc tế thứ ba.

D. nguyện vọng của các tổ chức cộng sản.

Đáp án đúng là: A

Câu 14. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu có điểm tương đồng về

A. hướng đi tìm đường cứu nước.

B. lựa chọn khuynh hướng cứu nước.

C. chủ trương dựa vào Nhật Bản.

D. mục đích cao nhất và cuối cùng.

Đáp án đúng là: D

Câu 15. Điểm tương đồng trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là

A. hướng đến một xã hội tiến bộ.

B. kiên quyết phản đối bạo lực.

C. kiên quyết phản đối cải cách.

D. lựa chọn khuynh hướng tư sản.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh đảm nhận cương vị nào sau đây?

A. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Tổng Bí thư nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Tổng Bí thư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đáp án đúng là: D

Câu 17. Điểm tương đồng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ở Việt Nam là

A. lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện kháng chiến và kiến quốc.

B. lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ mới.

C. lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.

D. lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa đấu tranh, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án đúng là: B

Câu 18. Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1945?

A. Góp phần chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

B. Lãnh đạo chính đảng cầm quyền thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng.

C. Góp phần xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng.

D. Phát huy quyền dân tộc tự quyết và sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.

Đáp án đúng là: B

Câu 19. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1954 có điểm khác biệt nào so với thời kì 1930-1945?

A. Lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam.

B. Góp phần xây dựng cơ sở cho chế độ xã hội mới ở Việt Nam.

C. Kêu gọi nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược.

D. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng đầu tiên của Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm 1954-1969 có điểm khác biệt nào so với thời kì 1945-1954?

A. Lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam.

B. Góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao Nhà nước của Việt Nam với thế giới.

C. Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam.

D. Lãnh đạo cách mạng Việt Nam chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

Đáp án đúng là: C

Câu 21. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng (1911-1969), Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã có nhiều công lao vĩ đại đối với lịch sử Việt Nam, ngoại trừ

A. xây dựng lí luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam.

B. lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản điển hình trên thế giới.

C. phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc Việt Nam và sức mạnh của thời đại.

D. góp phần đưa đến những bước phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

đang cập nhật

1 115 15/10/2024