TOP 17 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Bộ 17 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11.
Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Câu 1. Nội dung nào sau đây được thực hiện xuyên suốt trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Xây dựng nền kinh tế pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Phát triển kinh tế tư nhân thành yếu tố vai trò chủ lực trong nền kinh tế.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Đáp án đúng là: D
Câu 2. Năm 2008, Việt Nam đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Thực hiện thành công công nghiệp hoá.
B. Trở thành nước công nghiệp mới.
C. Ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp.
D. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ.
Đáp án đúng là: C
Câu 3. Dưới tác động của công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo định hướng
A. thị trường.
B. quan liêu.
C. bao cấp.
D. tư doanh.
Đáp án đúng là: A
Câu 4. Một trong những thành phần kinh tế mới được phép hoạt động từ sau khi đường lối đổi mới được thực thi là
A. có vốn đầu tư nước ngoài.
B. kinh tế nhà nước quản lý.
C. kinh tế tập thể, hợp tác xã.
D. kinh tế cá thể, hộ gia đình
Đáp án đúng là: A
Câu 5. Đường dây 500kV được xây dựng và đóng điện thành công (1994) có nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
A. Giải quyết nạn thiếu điện ở miền Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển.
B. Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
C. Giải quyết xong vấn đề tranh chấp đường biên giới trên bộ với Lào.
D. Biến Sài Gòn trở thành trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất đất nước.
Đáp án đúng là: A
Câu 6. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là
A. đưa đất nước trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao.
B. đưa đất nước trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình.
C. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về văn hoá - xã hội.
D. đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
Đáp án đúng là: D
Câu 7. Mối quan hệ của Đảng, Nhà nước với Nhân dân ngày càng được tăng cường theo quy định của
A. Tư pháp.
B. Hiến pháp.
C. Hành pháp.
D. Lập pháp.
Đáp án đúng là: B
Câu 8. Một trong những thành tựu về đổi mới Chính trị, An ninh-Quốc phòng là
A. xây dựng thành công hạm đội tàu sân bay mạnh nhất châu Á.
B. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
C. tham gia đầy đủ vào các tổ chức quân sự quốc tế và khu vực.
D. trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Đáp án đúng là: B
Câu 9. Một trong những nguyên tắc hàng đầu đặt ra cho công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là:
A. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
B. không tiến hành mua các loại vũ khí.
C. tránh xung đột quân sự trên biển Đông.
D. gia nhập các tổ chức liên kết kinh tế.
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Một trong những thành tựu lớn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là
A. từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống chính quyền cơ sở ở các địa phương.
B. từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. hoàn thành mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.
D. xây dựng thành công nên văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đáp án đúng là: C
Câu 11. Một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới về xã hội là
A. xóa bỏ hố sâu phân cách giàu nghèo trên cả nước.
B. đã xóa bỏ hoàn toàn các mâu thuẫn trong xã hội.
C. chấp nhận, cho phép tự do thành lập các Đảng.
D. những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng tốt hơn.
Đáp án đúng là: D
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu của hội nhập quốc tế về văn hoá trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam?
A. Đời sống văn hoá của người dân được cải thiện.
B. Kí kết các thoả thuận, điều ước quốc tế có nội dung văn hoá.
C. Kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
D. Bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá của dân tộc.
Đáp án đúng là: B
Câu 13. Một trong những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
A. nhận chuyển giao công nghệ miễn phí.
B. được miễn thuế khi bán hàng nông sản.
C. dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư.
D. tiếp cận nguồn lao động giá rẻ châu Phi.
Đáp án đúng là: C
Câu 14. Một trong những khó khăn mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho Việt Nam là
A. sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
B. bị đánh thuế cao đối với hàng nông sản.
C. khó khăn trong quá trình vận chuyển.
D. nguồn vốn được vay với lãi suất quá cao.
Đáp án đúng là: A
Câu 15. Một trong những nội dung là hạn chế của công cuộc đổi mới văn hóa đất nước từ năm 1986 đến nay là
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ.
B. nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một.
C. còn thiếu đi một vài hệ tư tưởng chính thống.
D. văn hóa không được truyền bá ra bên ngoài.
Đáp án đúng là: B
Câu 16. Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Đổi mới toàn diện, nhanh chóng, từ đổi mới chính trị, xã hội đến đổi mới kinh tế, văn hoá.
B. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
C. Kiên quyết giữ vững bản sắc văn hoá, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
D. Không thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh giai cấp với sức mạnh thời đại.
Đáp án đúng là: B
Câu 17. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam và cuộc cải cách-mở cửa của Trung Quốc đều có ý nghĩa nào sau đây?
A. Nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
B. Trở thành ủy viên thường trực hội đồng bảo an.
C. Thu nhập quốc dân đạt mức trên 1000 tỷ đô la.
D. Buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự gần biên giới.
Đáp án đúng là: A
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
1. Thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới
a. Kinh tế
- Có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cùng được cải thiện, quá trình đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng.
b. Chính trị, an ninh quốc phòng
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vùng mạnh; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được cùng cò, tăng cường.
- Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hoà bình cho công cuộc xây dựng, công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
c. Văn hóa - xã hội
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công, đất nước đã bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
d. Hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập quốc tế đạt được nhiều thành tựu quan trọng về hội nhập chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hoá và các lĩnh vực khác.
2. Bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới
- Thứ nhất: kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thứ hai: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
- Thứ ba: Đổi mới phải vi lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
- Thứ tư: Kết hợp sức mạnh nội lực và sức mạnh ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Xem thêm các chương trình khác: