TOP 14 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Bộ 14 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12.

1 54 15/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Câu 1. Phong trào nào sau đây được Phan Bội Châu tổ chức trong giai đoạn 1905 đến 1917?

A. Tây học.

B. Cải cách.

C. Bạo động.

D. Đông Du.

Đáp án đúng là: D

Câu 2. Từ năm 1905 đến năm 1917, các tổ chức mà Phan Bội Châu thành lập có mục đích nào sau đây?

A. Vận động cải cách và duy tân.

B. Để cải cách kinh tế, chính trị.

C. Chống lại Pháp giành độc lập.

D. Nhằm lật độ chế độ phong kiến.

Đáp án đúng là: C

Câu 3. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1940 là

A. duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước.

B. duy trì liên lạc với Quốc tế Vô sản, các đảng xã hội và phong trào vô sản ở các nước.

C. thể hiện sự ủng hộ Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thuộc phe Đồng minh.

D. thể hiện sự ủng hộ các nước thuộc phe Đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: A

Câu 4. Trong giai đoạn 1941 - 1945, chủ trương và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện chủ yếu thông qua tổ chức nào sau đây?

A. Ban Chỉ huy hải ngoại.

B. Mặt trận Liên Việt.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Mặt trận Việt Minh.

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Điền Quế Việt liên minh.

C. Mặt trận Việt-Miên-Lào.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đáp án đúng là: B

Câu 6. Trong giai đoạn 1905 - 1909, những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở

A. Liên Xô.

B. Xiêm (Thái Lan).

C. Trung Quốc.

D. Nhật Bản.

Đáp án đúng là: D

Câu 7. Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh là

A. Pháp.

B. Ấn Độ.

C. Liên Xô.

D. Ba Lan.

Đáp án đúng là: A

Câu 8. Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Chu Trinh là

A. vận động cải cách và duy tân.

B. tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

C. tập hợp lực lượng cách mạng.

D. xin viện trợ các nước châu Âu.

Đáp án đúng là: A

Câu 9. Một trong những địa điểm mà Nguyễn Ái Quốc thực hiện các hoạt động đối ngoại từ năm 1911 đến năm 1920 là

A. Trung Quốc.

B. Liên Xô.

C. Thái Lan.

D. Pháp.

Đáp án đúng là: D

Câu 10. Một trong những tổ chức được Nguyễn Ái Quốc thành lập khi ở nước ngoài giai đoạn từ năm 1911-1930 là

A. Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Điền Quế Việt liên minh.

C. Mặt trận Việt-Miên-Lào.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đáp án đúng là: A

Câu 11. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại nào sau đây?

A. Sang Liên Xô dự lễ tang Lênin, nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

B. Tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Ba.

C. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai.

D. Tham gia đoàn cố vấn cao cấp của Liên Xô đến Trung Quốc.

Đáp án đúng là: C

Câu 12. Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 đến 1927 có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Sự đồng ý của Quốc tế cộng sản.

B. Chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức.

C. Thống nhất các tổ chức cộng sản.

D. Chuẩn bị đợi thời cơ khởi nghĩa.

Đáp án đúng là: B

Câu 13. Một trong những điểm giống nhau về kết quả trong các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là

A. đã thúc đẩy phong trào công nhân.

B. Pháp cho thực hiện nhiều cải cách.

C. đã nhận ra được bản chất kẻ thù.

D. chưa giành lại độc lập cho dân tộc.

Đáp án đúng là: D

Câu 14. Một trong những tổ chức được Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ trong giai đoạn 1930-1945 là

A. Hội liên hiệp thuộc địa.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Hội đồng tương trợ kinh tế.

D. Tổ chức phòng thủ Vác-sa-va.

Đáp án đúng là: B

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

1. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

* Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu:

Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

- Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ cho công cuộc cứu nước. Năm 1908, Phan Bội Châu tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế để hợp sức chống đế quốc.

- Năm 1911, Phan Bội Châu quyết định về hoạt động ở Trung Quốc và đầu năm 1912, Phan Bội Châu tham gia thành lập một số tổ chức, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập.

* Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh

Hoạt động đối ngoại của Phan Chu Trinh diễn ra chủ yếu ở Pháp (ông sang Pháp từ năm 1911) với mục đích vận động cải cách cho Việt Nam.

- Hoạt động đối ngoại của Phan Chu Trinh diễn ra chủ yếu ở Pháp (ông sang Pháp từ năm 1911) với mục đích vận động cải cách cho Việt Nam.

- Tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ. Nhiều lần gửi kiến nghị đến Hội Nhân quyền Pháp, đến các thành viên của Chính phủ Pháp.... phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.

- Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp, tham gia nhóm soạn thảo Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xai.

2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương

a. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)

- Trong những năm 1911 1922, Nguyễn Ái Quốc đã đi qua nhiều quốc gia khác nhau và có những hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp.

- Trong những năm 1923 1930, hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc diễn ra chủ yếu ở Liên Xô và Trung Quốc.

b. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930 – 1945)

Trong những năm 1930 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do góp phần bảo vệ hòa bình.

1 54 15/10/2024