TOP 20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5.

1 681 15/10/2024


Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5: Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Câu 1. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN được các quốc gia thành viên chính thức khẳng định (1997) đã

A. tạo tiền đề để các quốc gia ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại trên toàn cầu.

B. tạo cơ sở cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước phát triển lên một tầm cao mới.

C. đánh dấu chấm dứt sự chia rẽ trong nội bộ của các nước sáng lập tổ chức ASEAN.

D. đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới.

Đáp án đúng là: B

Câu 2. “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là nội dung của văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?

A. Hiến chương ASEAN

B. Tuyên bố Băng Cốc

C. Tuyên bố Ba-li II

D. Tầm nhìn ASEAN 2020

Đáp án đúng là: D

Câu 3. Ngay khi thành lập (1967), tổ chức ASEAN đã

A. kí Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

B. thông qua bản Hiến chương ASEAN.

C. đề ra ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

D. ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

Đáp án đúng là: C

Câu 4. Năm 1997, văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN đã được thông qua?

A. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập.

B. Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.

C. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua.

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: D

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020?

A. Định hướng cho sự phát triển trong tương lai của tổ chức ASEAN.

B. Lần đầu tiên xác định được nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.

C. Chứng tỏ việc triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN đã hoàn thành cơ bản.

D. Đánh dấu hoàn thành quá trình mở rộng ASEAN ra toàn khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 6. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng

A. Đối ngoại-Tiền tệ

B. Văn hóa-Xã hội

C. Thể thao-Du lịch

D. Giáo dục-Công nghệ

Đáp án đúng là: B

Câu 7. Trong giai đoạn 2009-2015, các quốc gia thành viên của tổ chức ASEAN đã

A. hoàn thiện đề xuất ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN.

B. tích cực chuẩn bị cho sự xác lập của Cộng đồng ASEAN.

C. xóa bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước.

D. xây dựng cơ sở pháp lý để thành lập Cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: B

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự thành lập Cộng đồng ASEAN?

A. Đáp ứng nguyện vọng phát triển của các quốc gia thành viên.

B. Đưa sự hợp tác toàn diện giữa các nước lên một nấc thang mới.

C. Góp phần định hướng cho sự phát triển của ASEAN trong tương lai.

D. Đánh dấu sự hoàn thiện về thể chế, chính sách hợp tác của ASEAN.

Đáp án đúng là: D

Câu 9. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015, tổ chức ASEAN không có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.

B. Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

C. Thông qua Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015.

D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: D

Câu 10. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Tạo ra một khối phòng thủ chung để bảo vệ các nước.

B. Tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực.

C. Tạo ra một thị trường và nền tảng sản xuất thống nhất.

D. Nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

Đáp án đúng là: B

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở để xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN?

A. Thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được.

B. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức ASEAN xây dựng

C. Các cơ sở pháp lý mà các nước thành viên thông qua.

D. Sự tương đồng về thể chế chính trị giữa các nước.

Đáp án đúng là: D

Câu 12. Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng ASEAN thành khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, cạnh tranh cao.

B. Xây dựng ASEAN thành khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới.

C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng lấy con người và bình đẳng làm trung tâm.

D. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, tạo dựng bản sắc ASEAN.

Đáp án đúng là: A

Câu 13. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN được thành lập nhằm mục tiêu nào sau đây?

A. Xây dựng một khu vực có sức cạnh tranh cao và phát triển đồng đều

B. Xây dựng một khu vực năng động, có quan hệ rộng mở với bên ngoài.

C. Lấy con người làm trung tâm, xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia.

D. Tạo ra sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư và luồng vốn.

Đáp án đúng là: C

Câu 14. Việc xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạo thuận lợi để xây dựng hai trụ cột Kinh tế và Chính trị-An ninh.

B. Góp phần xóa bỏ sự khác biệt về thể chế chính trị và văn hóa các nước.

C. Là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập của ASEAN.

D. Tạo tiền đề để triển khai mục tiêu nhất thế hóa toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 15. AEC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của

A. Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

B. Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN.

C. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: A

Câu 16. Năm 2020, tổ chức ASEAN đã có hoạt động nào sau đây?

A. Thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.

B. Kết nạp Đông Ti-mo là quốc gia thành viên thứ 11.

C. Tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

D. Thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

Đáp án đúng là: A

Câu 17. Các nước ASEAN thông qua văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?

A. Mọi tranh chấp trên Biển Đông đã được giải quyết triệt để.

B. Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

C. Xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hòa bắt đầu xuất hiện.

D. ASEAN đã kết nạp đủ tất cả các nước khu vực Đông Nam Á.

Đáp án đúng là: B

Câu 18. Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về ý nghĩa sự ra đời của văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?

A. Tạo cơ sở pháp lý để ASEAN mở rộng các nước thành viên trong khu vực.

B. Hoàn thiện về thể chế, chính sách để ASEAN mở rộng hợp tác với bên ngoài.

C. Định hướng cho hoạt động và phát triển của tổ chức ASEAN trong tương lai.

D. Đặt nền móng vững chắc để hoàn thành ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN.

Đáp án đúng là: C

Câu 19. Sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN trên lĩnh vực nào sau đây?

A. Quân sự

B. Chính trị

C. Kinh tế

D. Văn hóa

Đáp án đúng là: C

Câu 20. Việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra thách thức nào sau đây?

A. Các loại hàng hóa, dịch vụ và thương mại bị đánh thuế cao.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Nguồn vốn đầu tư ra bên ngoài bị phân tán và manh mún.

D. Gia tăng xung đột và tranh chấp kinh tế ở khu vực Biển Đông.

Đáp án đúng là: B

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc

1. Ý tưởng mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

a. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN đã khởi nguồn từ khi ASEAN thành lập. Tuyên bố Băng Cốc (1967) đã nêu ra mục tiêu xây dựng một cộng đềng thịnh vượng và hoà bình Đông Nam Á.

- ASEAN chính thức khẳng định ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức được tổ chức tại Ma-lai-xi-a (1997). Các nước thành viên thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN.

b. Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Đưa ASEAN từ Hiệp hội trở thành một Cộng đồng có mức độ liên kết sâu rộng hơn được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác Chính trị An ninh, Kinh tế và Văn hoá Xã hội trên cơ sở pháp lí là Hiến chương ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN có sự tham gia rộng rãi của người dân, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời là một cộng đồng mở rộng hợp tác với bên ngoài.

c. Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN

- Để thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nước thành viên đã thông qua kế hoạch triển khai cụ thể trên ba trụ cột: Chính trị An ninh, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội.

- Kế hoạch được nêu rõ trong văn bản “Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015)" nhằm đưa ASEAN trở thành cộng đồng gắn kết hơn về kinh tế, chính trị an ninh.

- Năm 2015, ASEAN đã hoàn thành về cơ bản việc triển khai các kế hoạch xây dựng cộng đông. Ngày 22-11-2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm- pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN kể từ ngày 31-12-2015.

2. Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

a. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN

- Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh thông qua việc nâng hợp tác chính tri an ninh - ASEAN, sống hoà bình trong khu vực và với thế giới.

b. Cộng đồng kinh tế ASEAN

- Là sự tiếp nối các chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN trước đây, được mở rộng hơn về phạm vi, mức độ hợp tác kinh tế, thương mại....

c. Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN

- Là một khuôn khổ hợp tác chặt chẽ, với các quy định và tiêu chuẩn chung để tạo sự hài hòa, bình đẳng và công bằng xã hội, nâng cao ý thức về cộng đồng và bản sắc chung ASEAN.

3. Cộng đồng ASEAN sau năm 2015

- Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015:

Hướng tới việc gắn kết chặt chẽ các nội dung hợp tác trên cả ba trụ cột (Cộng đồng Chính trị – An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội), đồng thời bổ sung những nội dung mới như: hợp tác về chuyển đổi số, phát triển nền kinh tế số, kinh tế xanh....

- Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN:

+ Thách thức: Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức trong nội khối và từ bên ngoài.

+ Triển vọng: ASEAN sẽ tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng trên cả 3 trụ cột, tiếp tục là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới.

1 681 15/10/2024