TOP 15 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 8 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Đặc điểm thủy sản

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 8.

1 901 08/01/2024


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 8: Đặc điểm thủy sản

Câu 1. Ở nước ta, sông nào chảy theo hướng đông nam - tây bắc?

A. Kỳ Cùng.

B. Sông Cầu.

C. Sông Tiền.

D. Sê San.

Đáp án đúng là: A

Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,…) và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,...). Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam - tây bắc (sông Kỳ Cùng), đông - tây (sông Sêrêpôk, sông Sê San,…). Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.

Câu 2. Ở nước ta, mùa cạn kéo dài

A. 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.

B. 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.

C. 7 - 8 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.

D. 4 - 5 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.

Đáp án đúng là: A

- Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.

- Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm. Đặc biệt, ở Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 3. Nguồn cung cấp nước sông chủ yếu của sông ngòi ở nước ta là

A. băng tuyết.

B. nước mưa.

C. nước ngầm.

D. hồ và đầm.

Đáp án đúng là: B

Do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa, nên chế độ dòng chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc vào chế độ mưa, với hai mùa rõ rệt là mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.

Câu 4. Hệ thống sông nào sau đây có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc?

A. Sông Cả.

B. Thái Bình.

C. Sông Mã.

D. Sông Hồng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống lưu vực sông Hồng thống sông có lưu vực lớn nhất ở miền Bắc nước ta (bảng chú giải bên trái có kí hiệu màu xanh lá cây), tiếp đến là sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Kì Cùng - Bằng Giang,...

Câu 5. Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào khoảng thời nào dưới đây?

A. Từ tháng 1 đến tháng 4.

B. Từ tháng 10 đến tháng 12.

C. Từ tháng 4 đến tháng 7.

D. Từ tháng 9 đến tháng 12.

Đáp án đúng là: D

Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.

Câu 6. Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng nào dưới đây?

A. Tháng 7.

B. Tháng 8.

C. Tháng 9.

D. Tháng10.

Đáp án đúng là: D

Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng 10 hằng năm do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam kết hợp với bão nhiệt đới và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 7. Đoạn sông Hồng chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài là

A. 126km.

B. 300km.

C. 205km.

D. 556km.

Đáp án đúng là: D

Sông Hồng có tổng chiều dài của dòng chính là 1126km, trong đó đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta có chiều dài 556km.

Câu 8. Sông Hồng đổ ra vịnh

A. Vân Phong.

B. Thái Lan.

C. Cam Ranh.

D. Bắc Bộ.

Đáp án đúng là: D

Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác. Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm. Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

Câu 9. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ

A. vùng núi Hoa Nam.

B. vùng núi Trường Sơn Bắc.

C. vùng núi Trường Sơn Nam.

D. cao nguyên Tây Tạng.

Đáp án đúng là: C

Sông Thu Bồn dài 205km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam. Hệ thống sông có khoảng 80 phụ lưu, thượng lưu có độ dốc lớn, hạ lưu sông chảy quanh co, đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác. Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.

Câu 10. Sông Mê Công chảy qua lãnh thổ bao nhiêu quốc gia.

A. 4 quốc gia.

B. 5 quốc gia.

C. 6 quốc gia.

D. 7 quốc gia.

Đáp án đúng là: C

Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn trên thế giới, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam). Trong phần lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam, sông có chiều dài hơn 230km. Sông Mê Công có nhiều phụ lưu, riêng ở Việt Nam có 286 phụ lưu, lớn nhất là sông Sêrêpốk.

Câu 11. Nước ta có khoảng

A. 2360 con sông.

B. 2630 con sông.

C. 3260 con sông.

D. 3620 con sông.

Đáp án đúng là: A

Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km. Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 - 4 km/km2. Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.

Câu 12. Hệ thống sông nào sau đây không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc - đông nam?

A. Sông Hồng.

B. Sông Mã.

C. Sông Kì Cùng-Bằng Giang.

D. Sông Cả.

Đáp án đúng là: C

Hệ thống sông Kì Cùng-Bằng Giang chảy theo hai hướng là vòng cung; không chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông Kì Cùng-Bằng Giang là con sông của nước ta không đổ ra biển Đông mà đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc.

Câu 13. Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào dưới đây?

A. Tây bắc - đông nam và vòng cung.

B. Vòng cung và đông bắc - tây nam.

C. Tây - đông hoặc gần bắc - nam.

D. Tây bắc - đông nam và tây - đông.

Đáp án đúng là: A

Địa hình nước ta có cấu trúc địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung nên sông ngòi ở nước ta cũng có hướng chạy Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. Một số con sông điển hình như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long, sông Thái Bình,…

Câu 14. Sông ngòi ở nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng

A. 893 tỉ m3/năm.

B. 938 tỉ m3/năm.

C. 839 tỉ m3/năm.

D. 983 tỉ m3/năm.

Đáp án đúng là: C

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.

Câu 15. Tổng lượng phù sa của nước ta là khoảng

A. 230 triệu tấn/năm.

B. 220 triệu tấn/năm.

C. 210 triệu tấn/năm.

D. 200 triệu tấn/năm.

Đáp án đúng là: D

Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước

Trắc nghiệm Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng

Trắc nghiệm Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Trắc nghiệm Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

1 901 08/01/2024