TOP 10 mẫu Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (2024) SIÊU HAY
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể
Đề bài: Viết đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, chơi đàn, luyện tập thể thao,...) của một người mà em biết hoặc được nghe kể.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 1)
Một lần, em đã xem một chương trình trên kênh Vĩ Long và cảm thấy rất ngưỡng mộ một nghệ sĩ đặc biệt. Anh ta là một người chơi guitar trên sân khấu, nhưng lại bị khuyết tật vì không có tay phải. Anh ta phải đeo cây đàn lên vai và chỉ sử dụng tay trái để chơi. Anh ta dùng một ngón của tay trái để bật dây đàn và sử dụng các ngón còn lại để bấm các phím khác. Dù vậy, âm nhạc từ chiếc đàn của anh vẫn được truyền tải đầy cảm xúc, ngọt ngào và ấm áp, khiến tiếng hát của nhóm tốp ca trở nên sâu lắng hơn.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 2)
Em rất ngưỡng mộ bạn Minh, ngoài học rất giỏi, Minh còn hát rất hay. Minh có năng khiếu ca hát, chính cô giáo chủ nhiệm đã phát hiện ra tài năng của bạn ấy qua một cuộc thi âm nhạc. Ngoài có năng khiếu, Minh rất đam mê hát và chăm chỉ luyện tập. Sau mỗi giờ học, Minh đều giải trí bằng cách nghe nhạc và lẩm nhẩm hát theo. Giọng hát rất cao và trong trẻo. Nếu chăm chỉ theo đuổi đam mê, Minh sẽ thành công trên con đường âm nhạc.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 3)
Anh trai em là một người vẽ tranh rất giỏi. Anh ấy đã bộc lộ tài năng vẽ tranh từ bé khi vẽ lại các nhân vật hoạt hình yêu thích giống y như đúc. Sau này, anh được cô giáo dạy môn mĩ thuật khen là có tố chất, có mắt thẩm mĩ tốt. Bố mẹ em liền đưa anh theo học lớp vẽ. Mỗi lần từ lớp vẽ trở về, anh đều mang một bức tranh. Có khi là tranh vẽ bình hoa, tranh vẽ con mèo, vẽ chân dung người, phong cảnh thiên nhiên,... Bức tranh nào em cũng thấy rất đẹp. Đặc biệt, anh còn vẽ một bức tranh cả gia đình đi cắm trại cực kì sinh động. Bức tranh ấy đã được bố em đóng khung treo ở phòng khách. Anh trai em nói anh sẽ chăm chỉ học vẽ để sau này có thể trở thành một nhà thiết kế tài ba.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 4)
Bác Hồ là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 5)
Hồ Chí Minh là một tấm gương hiếu học điển hình của dân tộc Việt Nam. Từ nhỏ, Bác đã thể hiện tình yêu say mê đối với tri thức và khao khát học hỏi. Dù trong hoàn cảnh khó khăn của gia đình nông dân, Người vẫn cố gắng học tập và tự rèn luyện bản thân. Sau khi đi du học ở nước ngoài, vị lãnh tụ vĩ đại đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, với sự kiến thức chuyên sâu về chính trị, kinh tế, xã hội. Bác đã không ngừng học hỏi và tự nâng cao trình độ chuyên môn, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong nhiều lĩnh vực khác như văn học, lịch sử, ngoại ngữ và khoa học tự nhiên. Đặc biệt, vị cha già của dân tộc còn thông thạo rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 6)
Tô Tịch là một học trò nghèo hiếu học. Cha mẹ mất sớm, lại không có người thân, nên từ nhỏ, ông đã tự làm lụng, chăm lo cho bản thân. Hằng ngày ông luôn tất bật với việc học tập và công việc. Dù thế, ông Tô vẫn học rất giỏi. Cho đến năm đó, khi kì thi đến sát, vì quá bận ôn thi nên Tô Tịch không có thời gian kiếm gạo nấu cơm. Vì thế, ông bèn mượn nồi nhà hàng xóm, giả vờ để nấu cơm, nhưng thực chất là để ăn phần cơm cháy dưới đáy nồi cho chắc bụng. Nhờ thế ông tiết kiệm được nhiều thời gian. Năm đó, ông đỗ Trạng Nguyên, được vua ban cho nhiều phần thưởng. Nhưng ông chỉ xin nhận một cái nồi vàng để mang về trả ơn người hàng xóm nọ. Từ đó, dân gian gọi Tô Tịch là Ông Trạng Nồi.
Viết đoạn văn về hứng thú học tập của một người mà em biết hoặc được nghe kể (mẫu 7)
Nguyễn Quan Quang là người ở huyện Từ Sơn. Từ nhỏ, gia đình ông đã thuộc diện nghèo khó nhất vùng, đến cơm cũng không có để ăn. Vậy nên, Quang không được đến trường học tập. Nhưng sự ham học đã khiến cậu đến bên cửa lớp học để nghe và học kiến thức từ bên ngoài. Không những thế, Quang còn tự luyện chữ rất đẹp ở trên nền đất nữa. Một lần, thầy đồ thấy chữ viết của ông, đã nhận ra đây là người có tiềm năng nên nhận cậu vào học không lấy tiền. Đúng như thầy đồ nghĩ, Nguyễn Quan Quang học một biết mười, nhanh chóng vượt lên trước bạn bè. Cuối cùng, ông thi đỗ trạng nguyên, trở thành một trong những trạng nguyên đầu tiên của nước ta.
Xem thêm các chương trình khác: