TOP 10 mẫu Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (2024) SIÊU HAY

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết lớp 4 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 4 hay hơn.

1 779 12/01/2024


Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết

Đề bài: Viết đoạn văn (4 - 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 1)

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương là người ở Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người thông minh, mạnh mẽ, tài sắc khác thường. Khi trưởng thành bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Hai Bà Trưng là một cặp chị em sống trong cảnh nước nhà loạn lạc, vô cùng bất bình trước cảnh dân thường bị áp bức. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị địch sát hại khiến cho nỗi uất ức bị đè nén đến cùng. Từ đó, hai bà dấy binh quyết đánh giặc ngoại xâm. Nhờ có sức mạnh và tài thao lược, nghĩa quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh, đánh khắp nơi, khiến quân thù phải khiếp sợ. Cuối cùng, Hai bà đã đánh bại kẻ thù và lên ngôi cai trị nước ta. Tuy trị vì không lâu, Hai Bà Trưng vẫn là những anh hùng vĩ đại. Đánh giấc sự bắt đầu của những năm tháng quyết chiến giành giành độc lập của nhân dân ta.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 3)

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương là người ở Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người thông minh, mạnh mẽ, tài sắc khác thường. Khi trưởng thành bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 4)

Bác Hồ đã từng nói rằng: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Thật vậy, trong suốt những năm tháng khói lửa, nhân dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, ai ai cũng tham gia góp sức chống giặc. Trong đó, những người phụ nữ cũng chiến đấu vô cùng anh dũng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Định - nữ tướng duy nhất ở thế kỉ XX của nước ta. Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà thường được người dân Bến Tre gọi bằng cái tên thân mật là “cô Ba Định”. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Năm 1960, bà được bầu làm Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để cùng với những người yêu nước khởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Giai đoạn 1965 - 1974, bà được bầu là Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Tháng 4 - 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước. Cuộc đời dù trải qua nhiều mất mát đau thương nhưng bà đã vượt qua tất cả, luôn sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi hạnh phúc riêng tư để lo toan cho hạnh phúc của mọi người.

Kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (mẫu 5)

Nguyễn Thị Duệ sống ở thời nhà Mạc, là người ở tỉnh Hải Dương. Từ nhỏ, bà đã nổi tiếng là người thông minh, xinh đẹp. Năm 1592, chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh đô Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Thị Duệ cùng gia đình đi theo.

Bà Duệ là một người hiếu học, nhưng luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử. Nên bà phải giả trai để dự việc đèn sách. Khoa thi Hội năm 1594 bà mang tên giả là Nguyễn Du đi thi và đỗ đầu khi tuổi vừa 20. Đến khi mở yến tiệc chiêu đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ dáng vẻ mảnh mai, mặt mày thanh tú nên dò hỏi. Khi đã rõ chuyện, Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được vua khen ngợi là nữ nhi mà không thua kém gì nam nhi. Sau đó, vua mời bà vào cung để dạy các phi tần, công chúa học tập. Sau đó bà được tuyển làm phi, hiệu là Tinh Phi nên người ta quen gọi là Bà Chúa Sao.

1 779 12/01/2024