TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 (Kết nối tri thức) có đáp án: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1.

1 6,607 22/12/2022
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức

Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm mấy bước?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước:

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 2. Cho các bước sau:

(a) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

(b) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

(c) Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

(d) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

(e) Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Thứ tự các bước thực hiện khi áp dụng phương pháp tìm hiểu khoa học tự nhiên là

A. (b), (d), (a), (e), (c).

B. (d), (b), (a), (c), (e).

C. (a), (b), (d), (c), (e).

D. (c), (e), (a), (b), (d).

Đáp án: A

Giải thích:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua 5 bước theo thứ tự sau:

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 3. Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng trong nghiên cứu là

A. quan sát, thí nghiệm.

B. quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.

C. đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, kết luận.

D. quan sát, phân loại, dự báo.

Đáp án: B

Giải thích:

Một số kĩ năng tiến trình cơ bản thường được áp dụng trong nghiên cứu là quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo.

Câu 4. Khẳng định nào dưới đây sai?

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, ... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

Câu 5. "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng dự báo.

C. Kĩ năng liên kết.

D. Kĩ năng đo.

Đáp án: C

Giải thích:

Kĩ năng liên kết kiên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.

Câu 6. Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (3), (2), (4).

C. (3), (2), (4), (1).

D. (2), (1), (4), (3).

Đáp án: D

Giải thích:

Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo.

Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

Bước 3: Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Câu 7. Để nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước một bạn học sinh đã thực hiện các bước sau:

(1) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) ở trong nước.

(2) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) chất nào tan, chất nào không tan trong nước.

(3) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước (khoảng 5 ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(4) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(5) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.

Trình tự các bước khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước là

A. (1), (2), (4), (3), (5).

B. (1), (4), (2), (3), (5).

C. (1), (4), (3), (2), (5).

D. (4), (3), (5), (1), (2).

Đáp án: A

Giải thích:

Trình tự các bước khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn trong nước là: (1), (2), (4), (3), (5).

Câu 8. Hãy nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.

Cột (A)

Cột (B)

1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố oxygen và hydrogen. Nước có

a) đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất

2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,

b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển

3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng

c) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh

A. (1) – (a), (2) – (b), (3) – (c).

B. (1) – (c), (2) – (a), (3) – (b).

C. (1) – (b), (2) – (a), (3) – (c).

D. (1) – (c), (2) – (b), (3) – (a).

Đáp án: B

Giải thích:

Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố oxygen và hydrogen. Nước có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.

Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel, đây cũng chính là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất.

Lựa chọn phân bón cho cây trồng dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời kì sinh trưởng và phát triển.

Câu 9. Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là

A. đồng hồ bấm giây.

B. đồng hồ cát.

C. đồng hồ đo thời gian hiện số.

D. đồng hồ điện tử.

Đáp án: C

Giải thích:

Đồng hồ đo thời gian hiện số hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang.

Câu 10. Để xác định thời gian chuyển động trên quãng đường dài 1 m của một viên bi lăn trên một máng nghiêng, người ta dùng cổng quang và đồng hồ đo thời gian hiện số. Để trên màn hình hiện lên các số 0.000 thì phải bấm vào nút nào của đồng hồ?

Trắc nghiệm Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)A. Reset.

B. Thang đo.

C. Mode.

D. Công tắc điện.

Đáp án: A

Giải thích:

(1) THANG ĐO: Bên nút thang đo có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của đồng hồ.

(2) MODE: Núm này dùng để chọn chế độ làm việc của đồng hồ.

(3) RESTE: Cho đồng hồ quay về trạng thái ban đầu, mặt hiện số chỉ số 0.000

(4) Công tắc điện

Câu 11. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.

B. tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.

C. cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

D. cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet,...

Đáp án đúng là: C

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

Câu 12.Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.

D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Đáp án đúng là: B

Bước làm không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên là lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm các bước sau:

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Bước 5: Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm.

Câu 13. Nội dung thực hiện khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn:

(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

A. (a), (b), (d), (c), (e)

B. (a), (b), (c), (d), (e)

C. (b), (c), (a), (d), (e)

D. (b), (a), (d) (e), (c)

Đáp án đúng là: A

Cách sắp xếp đúng lần lượt theo theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.

Câu 14. Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là

A. lũ lụt.

B. hạn hán.

C. mưa acid.

D. bão tuyết.

Đáp án đúng là: C

Mưa acid xảy ra khí thải trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giao thông, … của con người gây ra.

Lũ lụt, hạn hán, bão tuyết chủ yếu do tự nhiên.

Câu 15. Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. Kết luận nào sau đây là kết luận đúng?

A. Muối ăn tan trong nước còn đá vôi không tan trong nước.

B. Muối ăn không tan trong nước còn đá vôi tan trong nước.

C. Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường kính thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.

D. Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.

Đáp án đúng là: A

Muối ăn tan trong nước tạo thành dung dịch còn đá vôi không tan trong nước nên có vẩn đục.

Câu 16. Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì

A. đồng có khả năng dẫn điện tốt.

B. đồng có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. đồng là kim loại nhẹ.

D. đồng có độ bền cao.

Đáp án đúng là: A.

Đồng là một trong những kim loại có tính dẫn điện tốt nhất vì thế dây dẫn điện được làm bằng đồng.

Câu 17. Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng

A. ngưng tụ hơi nước.

B. bay hơi nước ở thể lỏng.

C. đông đặc nước ở thể lỏng.

D. nóng chảy nước ở thể rắn.

Đáp án đúng là: A.

Hiện tượng nồm ẩm xảy ra khi hơi nước trong không khí bão hoà và bị ngưng tụ thành thể lỏng.

Câu 18. Vào mùa hè, thức ăn đã nấu chín dễ bị thiu, hỏng hơn mùa đông. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là

A. nhiệt độ.

B. áp suất.

C. độ ẩm.

D. ánh sáng.

Đáp án đúng là: A.

Vào mùa hè, nhiệt độ cao hơn làm các phản ứng gây hỏng thức ăn nhanh hơn.

Câu 19. Hiện tượng nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng

A. hiệu ứng nhà kính.

B. mưa axit.

C. ô nhiễm đại dương.

D. thủng tầng ozon.

Đáp án đúng là A.

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên chủ yếu do khí carbon dioxide làm băng ở hai cực và trên các đỉnh núi cao tan ra làm mực nước biển tăng.

Câu 20.Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số?

A. 9,999s – 0,0001s

B. 99s – 1s

C. 10s – 9s

D. 99,99s – 0,01s

Đáp án đúng là D

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (ảnh 1)

Bên nút thang đo có ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của đồng hồ:

9,999s – 0,0001s và 99,99s – 0,01s

Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo 99,99s – 0,01s để đo. Vì ở thang đo 99,99s – 0,01s có GHĐ và ĐCNN phù hợp với thời gian vật chuyển động.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

1 6,607 22/12/2022
Tải về