TOP 10 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 20 (Kết nối tri thức) có đáp án: Chế tạo nam châm điện đơn giản
Bộ 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 20.
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản - Kết nối tri thức
Câu 1. Chọn đáp án sai.
A. Từ trường của nam châm điện phụ thuộc dòng điện chạy vào ống dây và lõi sắt trong lòng ống dây.
B. Từ trường của nam châm điện tương tự từ trường của nam châm thẳng.
C. Từ trường của nam châm điện tồn tại ngay cả sau khi ngắt dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án đúng là: C
A – đúng
B – đúng
C – sai, từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại khi có dòng điện chạy trong ống dây dẫn.
Câu 2: Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy
A. chiều của từ trường không đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi một góc 900.
C. chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.
D. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì.
Đáp án đúng là: C
Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy chiều của từ trường thay đổi một góc 1800.
Câu 3. Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?
A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.
C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.
D. Cả B và C
Đáp án đúng là: A
Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.
Câu 4. Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng gì?
A. Làm tăng từ trường của nam châm điện.
B. Làm tăng thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
C. Làm giảm thời gian tồn tại từ trường của nam châm điện.
D. Làm giảm từ tính của ống dây.
Đáp án đúng là: A
Lõi sắt non trong ống dây có tác dụng làm tăng từ trường của nam châm điện.
Câu 5. Nam châm điện có cấu tạo gồm:
A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
D. Nam châm.
Đáp án đúng là: B
Nam châm điện có cấu tạo gồm cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
Câu 6. Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.
D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.
Đáp án đúng là: B
Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây.
Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra …
A. điện trường.
B. từ trường.
C. trường hấp dẫn.
D. trong trường.
Đáp án đúng là: B
Dòng điện chạy trong ống dây dẫn thẳng hay trong cuộn dây đều sinh ra từ trường.
Câu 8. Làm thế nào để biết ống dây đã trở thành nam châm điện?
A. Đặt gần nam châm điện một miếng đồng.
B. Đặt gần nam châm điện một miếng nhôm.
C. Đặt gần nam châm điện một miếng gỗ.
D. Đặt gần nam châm điện một miếng sắt.
Đáp án đúng là: D
Khi ống dây trở thành nam châm điện thì nó có khả năng hút các vật liệu từ tính như sắt, thép, coban, niken, …
Nhôm, đồng, gỗ là các vật liệu không có từ tính.
Câu 9. Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Lúc tăng, lúc giảm.
D. Không đổi.
Đáp án đúng là: A
Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện tăng lên (khả năng hút các vật liệu từ tính mạnh hơn).
Câu 10. Đâu là ứng dụng của nam châm điện trong đời sống?
A. Loa điện.
B. Chuông điện.
C. Bàn là.
D. Cả A và B.
Đáp án đúng là: D
Loa điện, chuông điện, xe cẩu dọn rác, rơle điện từ, … đều có bộ phận cơ bản là nam châm điện.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm
Xem thêm các chương trình khác: