TOP 20 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 (Kết nối tri thức) có đáp án: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4.

1 3935 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Kết nối tri thức

Câu 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều

A. tăng dần của khối lượng nguyên tử.

B. tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

C. tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần.

Đáp án: B

Giải thích: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.

B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.

D. Cấu trúc bảng tuần hoàn gồm có chu kì và nhóm.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học.

B sai vì bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì.

C đúng

D sai vì cấu trúc bảng tuần hoàn gồm có ô nguyên tố, chu kì và nhóm.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.

C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố thuộc chu kì đó.

D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Đáp án: B

Giải thích:

Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn ® A đúng

Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố trong chu kì đó ® B sai và C đúng

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải ® D đúng

Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố cùng một nhóm A có tính chất gần giống nhau.

B. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng.

C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.

D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

Đáp án: A

Giải thích:

Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau, do vậy chúng có tính chất gần giống nhau A đúng

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một cột B sai

Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB C sai

Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần D sai

Câu 5. Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Mg lần lượt là

A. 2 và 3.

B. 2 và 2.

C. 3 và 5.

D. 3 và 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron, số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3 nguyên tử nguyên tố Mg có 3 lớp electron.

Nguyên tố Mg thuộc nhóm IIA nguyên tử nguyên tố Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 6. Cho ô nguyên tố nitrogen như hình sau:

Trắc nghiệm Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên tử nitrogen có 14 electron.

B. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.

C. Nguyên tố nitrogen ở ô thứ 7 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

D. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14 amu.

Đáp án: A

Giải thích:

Ô nguyên tố nitrogen.

Trắc nghiệm Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Dựa vào ô nguyên tố suy ra:

Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử = 7 A sai.

Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N B đúng.

Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn C đúng.

Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14 amu D đúng.

Câu 7. Biết nguyên tố X có cấu tạo nguyên tử như sau: số đơn vị điện tích hạt nhân là 20, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nguyên tử X có 20 electron.

B. Số thứ tự ô của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là 20.

C. X thuộc nhóm II trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

D. X thuộc chu kì 5 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Đáp án: D

Giải thích:

Số thứ tự ô nguyên tố = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron = 20 A, B đúng.

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 4 D sai.

Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử = II C đúng.

Câu 8. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố

A. kim loại và khí hiếm.

B. kim loại, phi kim và khí hiếm.

C. kim loại và phi kim.

D. khí hiếm và phi kim.

Đáp án: B

Giải thích: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở giữa bảng tuần hoàn.

B. Các nguyên tố kim loại có mặt ở tất cả các nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. Các nguyên tố phi kim tập trung nhiều ở các nhóm VA, VIA, VIIA.

D. Các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở đầu bảng.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA trong bảng tuần hoàn A sai.

Các nguyên tố kim loại tập trung hầu hết ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn B sai.

Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA là các nguyên tố phi kim C đúng.

Các nguyên tố lanthanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng D sai.

Câu 10. Cho các nguyên tố: Na, Cl, Fe, K, Ne, C, Mg, N. Số nguyên tố kim loại là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: C

Giải thích:

Các nguyên tố kim loại là: Na, Fe, K, Mg Có 4 nguyên tố kim loại

Các nguyên tố phi kim là: Cl, C, N

Các nguyên tố khí hiếm là: Ne

Câu 11. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

A. ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

B. chu kì, nhóm.

C. ô nguyên tố.

D. chu kì.

Đáp án đúng là: A.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ ô nguyên tố, chu kì, nhóm.

Cụ thể: bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 16 nhóm (8 nhóm A và 8 nhóm B)

Câu 12. Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

A. có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

B. có số lớp electron bằng nhau.

C. có điện tích hạt nhân bằng nhau.

D. có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Đáp án đúng là: A.

Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau. (trừ He)

Số thứ tự nhóm A = số electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố.

Câu 13. Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà các nguyên tử

A. có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

B. có số lớp electron bằng nhau.

C. có điện tích hạt nhân bằng nhau.

D. có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Đáp án đúng là: B.

Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái qua phải.

Số thứ tự chu kì = Số lớp electron của nguyên tử nguyên tố.

Câu 14. Carbon nằm ở ô số 6. Số hạt proton trong nguyên tử carbon là

A. 6.

B. 3.

C. 12.

D. 18.

Đáp án đúng là: A.

Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử = số proton = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = 6

Câu 15. Magnesium nằm ở ô số 12. Số hạt electron trong nguyên tử magnesium là

A. 6.

B. 3.

C. 12.

D. 18.

Đáp án đúng là: C.

Số thứ tự của ô nguyên tố = số proton = số electron trong nguyên tử = 12

Câu 16. Oxygen nằm ở ô số 8. Số hạt mang điện trong nguyên tử oxygen là

A. 8.

B. 16.

C. 24.

D. 4.

Đáp án đúng là: B.

Số thứ tự của ô nguyên tố = số proton = số electron trong nguyên tử = 8

Tổng số hạt mang điện = số p + số e = 8 + 8 = 16.

Câu 17. Sodium nằm ở chu kì 3. Nguyên tử sodium có số lớp electron là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C.

Số thứ tự của chu kì = số lớp electron trong nguyên tử = 3

Câu 18. Sodium nằm ở nhóm IA. Số electron lớp ngoài cùng của sodium là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: A.

Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử.

Câu 19. Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm

A. IA.

B. IIA.

C. VIIA.

D. VIIIA.

Đáp án đúng là: D.

Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

Chú ý:

Các kim loại kiềm và hydrogen nằm ở nhóm IA.

Các kim loại kiềm thổ nằm ở nhóm IIA.

Các nguyên tố halogen nằm ở nhóm VIIA.

Câu 20. Sulfur là nguyên tố

A. kim loại.

B. phi kim.

C. khí hiếm.

D. á kim.

Đáp án đúng là: B.

Sulfur nằm ở nhóm VIA suy ra sulfur là phi kim.

Chú ý:

- Các nguyên tố kim loại: Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA; một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA; tất cả các nguyên tố nhóm B.

- Các nguyên tố phi kim: nguyên tố H ở nhóm IA; hầu hết các nguyên tố nhóm VIIA, VIA, VA; một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA.

- Các nguyên tố khí hiếm: các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

1 3935 lượt xem
Tải về